3. PHƯƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC
3.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình xử lý[13]
Khi trong nước thải chứa các chất bẩn hữu cơ dễ hoặc có thể bị oxy hoá sinh hoá và khi trong điều kiện môi trường thích hợp (sự cung cấp oxy, pH, nhiệt độ của nước thải, nồng độ của các chất độc hại không vượt quá giới hạn cho phép) thì có thể dùng phương pháp sinh hoá để xử lý.
Tất nhiên còn phải đảm bảo đủ lượng các nguyên tố dinh dưỡng (N, P, K, Fe,...) trong nước thải. Trục quay RBC RBC Nước ra RBC Vào lắng 2 Vào lắng 2 Nước vào từ lắng 1 RBC Vách ngăn a) b) Nước vào từ lắng 1 Môtơ Vào lắng 2 Nước vào từ lắng 1 Vách ngăn c) lắng 2 bùn Nước vào bậc 1 bậc 2 bậc 3 bậc 4 d)
a) Điều kiện đầu tiên là phải đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và sao cho lượng oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không nhỏ hơn 2 mg/l.
b) Nồng độ cho phép các chất bẩn hữu cơ: có nhiều chất bẩn trong nước thải sản xuất ở mức độ nhất định nào đó sẽ phá huỷ chếđộ hoạt động - sống bình thường của vi sinh vật. Các chất độc hại đó thường có tác dụng làm huỷ hoại thành phần cấu tạo của tế bào.
c) Lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để các quá trình sinh hoá diễn ra bình thường không được thấp hơn giá trị nêu trong bảng 8.
Bảng 8. Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết BOD toàn phần Nồng độ Nitơ trong muối
amon, mg/l Nồng độ photpho theo P2O5, mg/l < 500 500 – 1000 15 25 3 8
Ngoài các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu ở trên còn cần có K, Mg, Ca, S, Fe..., những nguyên tố này thường có đủ trong nước thải nên không phải cho thêm.
Khi các nguyên tố ở dạng các hợp chất giống như những hợp chất trong tế bào thì dễ hấp thụ vào vi sinh vật. Ví dụ, Nitơ của các chất trong tế bào ở dạng khử (NH+
4); photpho ở trạng thái oxy hoá (H3PO4), những chất này là chất dinh dưỡng tốt nhất với vi sinh vật.
Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng sẽ kìm hãm và ngăn cản các quá trình oxy hoá sinh hoá.
Thiếu Nitơ lâu dài, ngoài việc cản trở quá trình sinh hoá, còn tạo bùn hoạt tính khó lắng và trôi theo nước khỏi bể lắng đợt 2.
Nếu thiếu photpho trong nước thải sẽ tạo ra vi sinh vật dạng sợi chỉ làm cho quá trình lắng diễn ra chậm và giảm hiệu suất oxy hoá các chất hữu cơ.
Yêu cầu về lượng các nguyên tố dinh dưỡng không cốđịnh, bởi và sự phát triển vi sinh vật khi oxy hoá các chất khác nhau sẽ không đều nhau.
Để xác định sơ bộ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với nhiều loại nước thải công nghiệp có thể chọn tỉ lệ:
BODtp : N : P = 100 : 5 : 1
d) Nồng độ cho phép của các chất độc. Trong nước thải, hàm lượng muối của các kim loại nặng và các chất độc không được vượt quá nồng độ giới hạn cho phép. Nồng độ cho phép của một số chất khi xử lý bằng phương pháp sinh hoá ở Bảng 9
Bảng 9. Nồng độ giới hạn cho phép của một số các chất trong nước thải vào các công trình làm sạch sinh học Ccp (g/m3)
Tên chất Ccp Tên chất Ccp
Axit acrylic 100 Keroxin (dầu lửa) 500
Rượu amilic 3 Crezol 100
Anilin 100 Lactonitryl 160
Axetatandehit 750 Mỡ bôi trơn 100
Axit benzoic 150 Axit butyric 500
Benzen 100 Đồng (ion) 0,4
Vanadi (ion) 5 Metacrylamit 300
Vinyl axetat 250 Rượu metylic 200
Vinilinden clorua 1000 Axit monocloaxetic 100
Hydroquinon 15 Axen (ion) 0,2
Dimetylfomamit 100 Nekal 100
Di.2.etylhexin Sản phẩm dầu 100
Phenylphotphat 100 Niken (ion) 1
Axit dicloaxetic 100 OP – 7; OP – 10 10 Dicloxiclohexan 12 Piridin 400 Dietylamin 100 Pirocatesin 100 Dietylenglycol 300 Tributylphotphat 100 Caprolactan 100 Trietylamin 85 Rezorxin 100 Trinitrotoluen 12
Amon rodanua 500 Triphenylphotphat 10
Chì (ion) 1 Amon axetat cacbonat 500
Axit stearic 300 Phenol 1000
Sunfua (theo H2S) 20 Clobenzen 10
Antimon Sb (ion) 0,2 Toluen 200
Giá trị pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào.
Đối với đa số vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu là 6,5 – 8,5.
e) Nhiệt độ nước thải cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải trong các công trình xử lý không dưới 60C và không quá 370C.
f) Nồng độ của muối vô cơ trong nước không quá 10 g/l.
Lượng các chất lơ lửng chảy vào các công trình không quá 100 mg/l khi dùng bể lọc sinh học và 150 mg/l khi dùng bể aeroten.
Ngoài ra các cấu trúc của chất bẩn và các loại vi sinh vật là những yếu tố rất quan trọng quyết định tốc độ của quá trình oxy hoá sinh hoá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2003.
2. Bộ Thủy Sản. Cơ sở khoa học hình thành hệ thống quan trắc Môi trường để cảnh báo Môi trường và dự báo của các thủy vực nước lợ, ngọt miền Bắc Việt Nam.
3. Bộ Thủy Sản. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, 1998.
4. Bộ Thủy Sản. Tuyển tập báo cáo Khoa học về nuôi trồng thủy sản, 2003 5. Hoàng Huệ. Xử lý nước thải. NXBXD, 1996.
6. Đặng Xuân Hiển. Bài giảng xử lý nước thải. Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường.
7. Lương Đức Phẩm. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXBGD, 2003.
8. Mai Văn Tài và ctv. Điều tra đánh giá hiện trạng các loại thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý”, 2003.
9. Tạp chí Thủy Sản, số 10/2004. 10.Tạp chí Thủy Sản, số 1/2005.
11.Thông tin khoa học – kinh tế thủy sản, số 5/2003. 12.Thông tin khoa học – kinh tế thủy sản, số 6/2004.
13.Trần Hiếu Nhuệ. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXBKHKT,
1999.
14.Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXBKHKT, 2003.
15.Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án xây dựng mạng quan trắc và cảnh báo Môi trường dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc, 2004.
Tài liệu tiếng Anh
16. Chuntapa, B.; Powtongsook, S. and Menasveta, P. 2003, Water quality control using Spirulina platensis ins shrimp culture tanks, Aquaculture 220, 355 – 366. 17.Fao Fisheries Technical Paper – 355 Food and Agriculture Oranization of the
United Nations: Wastewater treatment in the fishery industry.
18.Jones, A.B. and Preston, N.P. 1999. Sydney rock oyster, Saccostrea commercialis (Iredale & Roughley), filtration of shrimp farms effluent: the effects on water quality. Aquaculture Research 30, 51-57.
19.Gautier, D.; Amador, J. and Newmark, F. 2001. The use of mangrove wetland as a biofilter to treat shrimp pond effluents: preliminary results of an experiment on the Caribbean coast of Colombia, Aquaculture Research32, 787-799.
20.Metcalf & Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse. Mc Craw – Hill International Edition, 1999.
21.Thompson, F.L.; Abreu, P.C. and Wasielesky, W. 2002. Importance of biofilm for water quality and nourishment in intensive shrimp culture. Aquaculture
2003, 263-278.
22.www.brentwoodindustries.com/water/trickling filter.html