Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC (Trang 91 - 100)

n

X = ∑ i i (i=0 10)

Với ni là số HS đạt điểm Xi, Xi là điểm số, n là số HS dự kiểm tra.

- Phương sai: ( ) 1 2 2 − − =∑ n X X n S i i (i=0 10) - Độ lệch chuẩn: ( ) 1 2 − − = ∑ n X X n

S i i , S cho biết độ phân tán quanh giá

trị X , S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: V = X S 100(%), V cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.

- Sai số tiêu chuẩn:

n S m= .

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số

KT

ĐC 86 43 5.34 3.9 1.97 36,89 0.01 5.34 ± 0.01

TN 88 44 6.78 2.03 1.42 20.94 0.008 6.78 ± 0.008

Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng phân loại theo học lực (bảng 3.4), bảng tổng hợp các thông số đặc trưng (bảng 3.5) và đồ thị đường luỹ tích (đồ thị 3.2), chúng tôi rút ra được các nhận xét sau:

- Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC (Bảng 3.5).

- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với các nhóm ĐC. Ngược lại, tỷ lệ HS đoạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (Bảng 3.4).

- Đường tích luỹ ứng với nhóm TN nằm bên phải, phía dưới đường tích luỹ ứng với nhóm ĐC.

Như vậy kết quả học tập của nhón TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để có độ tin cậy cao hơn chúng ta cần kiểm định thông kê.

3.4.3. Kiểm định giả thiết thống kê

Giả thiết H0: sự khác nhau giữa XTNXĐClà không có ý nghĩa thống kê (Hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất).

Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê (Tổ chức dạy học có sử dụng BĐTD thực sự tốt hơn so với cách dạy thông thường).

Tính đại lượng kiểm định t theo công thức:

ĐC TN ĐC TN p ĐC TN n n n n S X X t + − = . (1)

Với 2 ) 1 ( ) 1 ( 2 2 − + − + − = ĐC TN ĐC ĐC TN TN p n n S n S n S (2)

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tαđược tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f =nTN +nĐC −2

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.

Vận dụng các công thức (1) và (2) tính toán ta được S = 1,72 và t = 7,8. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = nTN

+ nĐC - 2 = 88 + 86 - 2 = 172, ta có: tα = 1,97. Như vậy rõ ràng t > tα

Do đó ta có thể kết luận: bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1, HS nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS nhóm đối chứng. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05.

Như vậy việc dạy học vật lý có sử dụng BĐTD đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường.

Kết luận chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình TNSP, với sự phân tích và xử lí, các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể, thông qua các kết quả thu được từ ba tiết TNSP phần “Cơ học” thuộc chương trình DBĐH Dân tộc chúng tôi có được những kết luận sau:

- Việc sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho QTDH đã tạo điều kiện giúp giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian trao đổi giữa thầy và trò... thông qua các hình ảnh, các từ khóa, GV chủ động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập. Trong giờ dạy, việc triển khai của GV đối với các từ khóa trong BĐTD diễn ra dễ dàng và khá suôn sẻ.

- Việc dạy các bài dạy học có sử dụng BĐTD đã tích cực hóa được HĐNT của HS, khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em, thực sự góp phần đổi mới PPDH vật lý ở trường DBĐH Dân tộc nói riêng và trong dạy học nói chung. Các bài dạy học được thiết kế với các BĐTD phù hợp khả năng tiếp thu của HS, các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, thời gian tiến hành bài dạy học cũng không vượt quá giới hạn cho phép. Nhờ đó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy chất lượng học tập cả HS được nâng cao. Cụ thể điểm trung bình của nhóm TN cao hơn điểm trung bình của nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

- Sau khi kiểm định giả thiết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC.

Như vậy, việc sử dụng BĐTD trong dạy học phần Cơ học thuộc chương trình DBĐH Dân tộc đã thực sự mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần Cơ học cho học sinh Dự bị Đại học Dân tộc” và những kết quả thu nhận được, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu của đề tài đưa ra, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

1. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hóa tư tưởng, mục tiêu của đổi mới PPDH vật lý trên cơ sở kế thừa và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về lý luận.

2. Sử dụng BĐTD trong dạy học có khả năng hỗ trợ cho quá trình tổ chức HĐNT cho HS theo hướng tích cực hóa, góp phần đổi mới PPDH vật lý ở trường DBĐH Dân tộc.

3. Xây dựng các BĐTD sinh động, hấp dẫn, có thể sử dụng để ghi nhớ và ghi chép. Đối với các bài học mang tính tổng quát, ta có thể biểu diễn các từ khóa từ đó triển khai thành những nội dung chi tiết rất phù hợp với quá trình dạy học ở các trường DBĐH Dân tộc. Ngoài ra còn giúp HS tự học tự ôn tập và hệ thống hóa lại bài học hay một chương, phần đã học.

4. Tiến hành thiết kế 3 tiến trình dạy học bài nghiên cứu kiến thức phần Cơ học thuộc chương trình Vật lí trường DBĐH Dân tộc có sử dụng BĐTD với sự hỗ trợ của máy vi tính, máy chiếu nhằm tích cực, tự lực tham gia giải quyết vấn đề trong học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS.

5. Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học có sử dụng BĐTD trong việc đổi mới PPDH.

Qua kết quả TNSP, chúng tôi thấy rằng: việc sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý ở trường DBĐH Dân tộc với tư cách là một phương tiện dạy học đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong hoạt động học tập của HS...

từ đó làm cho các em lĩnh hội được những kiến thức một cách sâu sắc, kĩ càng và bền chặt; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác chính xác và sáng tạo. Với chất lượng bài kiểm tra thông qua điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chất lượng học tập của HS trong giờ dạy học của GV có sử dụng BĐTD đã được nâng cao.

Như vậy dựa trên kết quả TNSP, giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định.

Có thể nói rằng: đây là một tài liệu hướng dẫn sử dụng và tham khảo tốt cho GV vật lý trong việc khai thác và sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý ở trường DBĐH Dân tộc nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của HS.

Một số kiến nghị

- Để tăng cường hiệu quả của việc sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học cần tổ chức thực hiện một cách có hệ thống từ các lớp dưới, ở tất cả các phần học và các môn học để tạo cho HS một thói quen làm việc tích cực, tự giác và tự tin hơn.

- Tăng cường trang thiết bị Tin học, cơ sở vật chất cho các trường DBĐH Dân tộc một cách đầy đủ và đồng bộ để có điều kiện sử dụng theo PPDH mới. Đồng thời có biện pháp tích cực khuyến khích GV ứng dụng tin học, các phần mềm dạy học cũng như các PPDH theo định hướng đổi mới trong dạy học Vật lí.

- Phải có một số buổi thảo luận về BĐTD cho HS (và cho cả những GV chưa biết về BĐTD), để hướng dẫn cách học tập và cách ghi chép bằng BĐTD.

- Để các giờ học có sử dụng BĐTD đạt hiệu quả cao, tạo sự hứng thú tích cực hoạt động và sáng tạo của HS đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm, lòng say mê yêu nghề và đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình DH một cách khoa học.

Chúng tôi hy vọng rằng: luận văn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới PPDH ở trường DBĐH Dân tộc vào giảng dạy Vật lí. Qua đề tài này chúng tôi cũng rất mong được sự quan tâm của các thầy cô giáo trong trường, các nhà sư phạm, các GV Vật lí góp ý kiến cho đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng sang phần nội dung khác trong chương trình vật lí trường DBĐH Dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Hướng phát triển của đề tài

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận và quy trình dạy học với việc sử dụng BĐTD cho HS DBĐH Dân tộc ở phần Cơ học và chỉ thực nghiệm trên một phạm vi hẹp nhưng với kết quả thu được của đề tài cho phép chúng ta mở rộng quy trình đó không chỉ ở phần Cơ học mà có thể cả chương trình Vật lý hệ DBĐH Dân tộc và các môn học khác ở trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Thu Ân (1999), Nghiên cứu định hướng tổ chức giờ học vật lý nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Huế.

2. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội

3. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB Từ Điển

Bách Khoa, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tony Buzan (2008), Lập Bản đồ tư duy, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội. 5. Tony Buzan (2007), Mười cách thức đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ

Điển Bách Khoa, Hà Nội.

6. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

7. Tony Buzan, Sách hướng dẫn cách lập Bản đồ Tư duy, NXB tổng hợp

TPHCM 2009.

8. Tony Buzan, Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan, NXB tổng hợp TPHCM 2007.

9. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.

10. Hà văn Hùng, Các phương tiện thí nghiệm dạy học Vật lí, Vinh (1995). 11. Hoàng Đức Huy (2009), Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

12. Mai Công Khanh, Quản lý dạy học học ở Trường DBĐH Dân tộc theo

yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi hiện nay, Luận án tiến sĩ giáo dục học (Hà nội, 2008).

13. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. 14. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Vật lý 10

nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Vật lý 10 nâng cao, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội

16. Nguyễn Quang Lạc, Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông, ĐHSP Vinh 1997.

17. Nguyễn Thị Nguyên, Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 THPT nhằm góp phần nâng cao

chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng tư duy cho học sinh. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học. ĐHSP tp HCM 2010

18. Phạm Thị Phú (2002), Nghiên cứu vận dụng các phương pháp nhận thức vào trong dạy học vật lý trung học phổ thông, ĐHV.

19. Phạm Thị Phú (2007), Chuyển hóa phương pháp nhận thức vật lý thành phương pháp dạy học vật lý, ĐHV.

20. Phạm Thị Phú (2007), Chiến lược dạy học Vật lý ở trường phổ thông, ĐHV 2007.

21. Phạm Công Thám (2009), Tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của Mind Map chương dòng điện trong các môi trường vật lý 11 nâng cao,

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Huế.

22. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông,

NXB ĐH quốc gia Hà Nội.

24. Joyce Wycoff (2008), Ứng dụng bản đồ tư duy, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

25. Đề cương chi tiết môn Vật lí hệ DBĐH Dân tộc, Tài liệu đề cương chi tiết 11 môn học DBĐH (BGDĐT, 2006).

26. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, môn Vật lí (2006). 27. Website:http://www.edu.net/ 28. Website:http://www.mind-map.com/ 29. Website: http://www. peterussell.com/pete.html 30. http://www.invitation2tender.com/Glossary_of_Tender_Terms.html 31. http://www.thutong.doe.gov.za/ResourceDownload.aspx 32. Website:http://www.giaovien.net/bai-viet/bai-viet-ky-nang/giang-day- va-hoc-tap-voi-cong-cu-ban-do-tu-duy.html/.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC (Trang 91 - 100)