Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thứccủa học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lý 11, THPT (Trang 75 - 81)

I. MỤC TIÊU

3.4.Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, với sự phân tích và xử lí các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể là “Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lý 11” chúng tôi thu được những kết luận sau:

Sử dụng PMDH hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS đã có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tò mò, khả năng tư duy và óc sáng tạo của HS trong dạy học. Trong quá trình dạy học; thông qua việc tổ chức cho HS tham gia các hoạt động: Lập và phân tích kiến thức, khai thác dữ liệu từ internet và thư viện điện tử để giải quyết nhiệm vụ học tập; GV đã nâng cao được vai trò tích cực, chủ động của HS trong việc xây dựng và chiếm lĩnh tri thức. Qua đó, làm cho các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ hơn đối với HS. Quá trình dạy học với sự hỗ trợ của PMDH đã tăng cường các hoạt động học tập (hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) của HS, làm cho ý thức và tinh thần thái độ học tập của các em được nâng cao.

Việc khai thác và sử dụng PMDH trong dạy học đã tạo điều kiện giúp giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của HS cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS. Thông qua việc khai thác các phần mêm như hình ảnh, mô phỏng và videos thí nghiệm vật lý, HS chủ động và sáng tạo hơn trong việc đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV.

Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu kém của nhóm TNg giảm rất nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của PMDH đã nâng cao năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực tư duy sáng tạo của HS, góp phần đổi mới PPDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lý 11, THPTchúng tôi thu được một số kết quả sau:

1. Hệ thống hóa lại cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PMDH trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS.

2. Tổ chức điều tra khảo sát, điều tra thực trạng về việc sử dụng PMDH trong dạy học Vật lý, phân tích nguyên nhân thực trạng, thu thập các phương án sử dụng PMDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS, làm rõ những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng phần mềm trong dạy học, điều tra hứng thú của HS khi GV sử dụng PMDH.

3. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK và các tài liệu tham khảo liên quan, chúng tôi đã xây dựng và lựa chọn được hệ thống gồm 5 PMDH, 30 thí nghiệm ảo và thí nghiệm mô phỏng để phục vụ cho việc dạy học một số kiến thức Vật lý 11, THPT. Ngoài ra, chúng tôi đã đề xuất được phương pháp sử dụng PMDH trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Đó là những đóng góp quan trọng nhất trong luận văn của chúng tôi.

4. Để việc sử dụng PMDH trong Vật lý đạt hiệu quả, trong luận văn đã trình bày phương pháp sử dụng PMDH nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức HS. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thiết kế giáo án dạy học 3 bài cụ thể trong chương Quang hình học Vật lý 11 THPT. Với việc sử dụng PMDH hỗ trợ việc tổ chức quá trình nhận thức cho HS đã giúp HS dễ dàng thu thập thông tin giải quyết nhiệm vụ học tập.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, sử dụng PMDH hỗ trợ việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, kích thích được hứng thú học tập của HS, tạo cho HS động cơ học tập tích cực. Chính vì vậy mà các nội dung kiến thức HS cần đạt được trở nên dễ dàng và được khắc sâu hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết bài toán Vật lý tốt hơn.

Như vậy, việc sử dụng PMDH nhằm tích cực hóa quá nhận thức cho HS vào dạy học vật lý đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học vật lý ở trường THPT.

Một số kiến nghị

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, Lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức giới thiệu, hướng dẫn sử dụng về các PMDH Vật lý cũng như việc trình bày một giáo án, tiến hành dạy một giờ học cụ thể có sử dụng PMDH đó.

- Trước khi quyết định đưa một PMDH Vật lý nào đó chính thức đi vào sử dụng phổ biến thì phải điều tra quan điểm của GV, HS về chất lượng cũng như cách thức sử dụng phần mềm này và phải tiến hành dạy thực nghiệm trước khi phổ biến.

- GV phải thường xuyên cập nhật thông tin về các PMDH Vật lý. Nên kết hợp các PMDH và các tài nguyên trên Internet để góp phần đổi mới PPDH vật lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993- 1996 cho giáo viên PTTH, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Vụ GV.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) , Về việc triển khai năm học năm học 2008- 2009 là năm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học (55/2008/CT- BGDĐT), Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11 Nâng cao (Sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Hà Nội

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Văn Giáo (2001), Nghiên cứu quan niệm của HS về một số khái niệm vật lý trong dạy học phần Quang học, Điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Vinh.

10. Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Hải (2006), Nghiên cứu sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Vật lý, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế.

12. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.

13. Nguyễn Văn Hởi (2009), Phương pháp sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong day học chương “dao động cơ học” vật lý 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. I. F. Kharlamôp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Quang Lạc (2002), Lý luận dạy học vật lý, Tập 1, Đại học sư phạm Vinh. 16. Lê Phước Lượng (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các thiết bị kỹ thuật - Từ góc độ tiếp cận hệ thống”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế.

17. Hoàng Trọng Phú (2007), Nghiên cứu khai thác Working Model thiết kế dạy cơ học vật lý lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế.

18. Phạm Xuận Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy

vi tính trong dạy học Vật lí, Giáo dục điện tử, Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Vũ Trọng Rỹ, Lê Minh Luân (2005), “Vai trò của thí nghiệm ảo trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông”. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, (40), tr. 7-9.

22. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2003), Bài giảng môn học Kiểm tra Đánh giá kết quả học tập của học sinh, Trường ĐHSPĐà Nẵng.

24. Nguyễn Xuân Thành (2003), Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lí luận dạy học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

25. Vương Đình Thắng (2003), Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác Website dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lý 6 ở trường trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Vinh.

26. Lê Công Triêm (2008), Bài giảng sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý ở trường THPT, Giáo trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm-ĐH Huế.

27. Lê Công Triêm (chủ biên), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

29. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

30. Mai Văn Trinh, Nguyễn Ngọc Lê Nam (2005), “Mô phỏng và thí nghiệm ảo trong dạy học vật lý ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, (189), tr. 56-58. 31. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Phan Gia Anh Vũ (2001), Nghiên cứu xây dựng phần mềm dạy học cho chương trình động học và động lực học lớp 10 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Đại học Vinh.

34. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, Hà Nội.

Các trang Web

35. http://www.vatlysupham.com/diendan/ 36. http://vatlysupham.hnue.edu.vn/java/ph14vn/

37. http://www.Crocodile-Clips.com.Crocodile-Clips.com 38. http://baigiang.bachkim.vn/baigiang_dev.php/home/search

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thứccủa học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lý 11, THPT (Trang 75 - 81)