Giải Pháp đối chính Quyền Địa phương

Một phần của tài liệu CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN Ở LIÊN BANG NGA VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN (Trang 31 - 35)

Thứ nhất: Cần khắc phục cách nhìn nhận đơn giản chính quyền cấp cơ sở hoàn toàn là cấp dưới, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo mọi mặt của chính quyền cấp trên.

Thứ hai: Xác định rõ vị trí độc lập tương đối của chính quyền xã, thị trấn

đối với việc quyết định các công việc của địa phương trong phạm vi quyền tự chủ theo luật định và nhu cầu của chế độ tự quản cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Thứ ba: Cần tạo cơ chế tự chủ về tài chính ngân sách và các nguồn lực để

chính quyền cơ sở thực hiện tốt các công việc phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Thứ tư: Tạo cơ chế pháp lý để nhân dân địa phương trực tiếp bầu, bãi miễn

cơ quan chính quyền của họ và cơ quan này chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân về tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành.

Thứ năm: Nâng cao tính tự chủ sáng tạo, hiệu quả hoạt động của chính quyền

địa phương trong hoạt động quản lý.

Thứ sáu: Thực hiện sự phân công lao động hợp lý giữa chính quyền Trung

ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương.

Thứ bảy: Tạo ra chính quyền địa phương đa dạng cả về tổ chức và hoạt động,

phù hợp với các điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Thứ tám: Chính quyền địa phương có tổ chức và hoạt động trên các nguyên

tắc của Nhà nước văn minh, hiện đại với các tiêu chí như: Trách nhiệm giải trình, minh bạch, pháp quyền…

Mô hình tự quản địa phương đang là một hướng đi đúng đắn phù hợp với sự

phát triền xã hội cũng như thời đại của Việt Nam hiện nay, Giải pháp cho một nền công vụ hiệu lực, đảm bảo đầy đủ nhân quyền và dân chủ hóa./.

KẾT LUẬN

Cùng với tiến trình cải cách dân chủ, Nga đã và đang đẩy mạnh phát triển tự quản địa phương . Ở Nga, chính quyền tự quản không phải là một cấp chính quyền trong sơ đồ tổ chức quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, cùng với sự hiệu quả trong quản trị, minh bạch, trách nhiệm giải trình cao và tính dân chủ ngày càng được khẳng định, TQĐP ở Nga góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nước Nga hiện đại, dần lấy được lòng tin của người dân vào một xã hội dân chủ, pháp quyền. Đặc điểm tổ chức chính quyền ở Nga khác Việt Nam, tuy nhiên, mô hình vận hành TQĐP ở Nga có nhiều điểm rất đáng được nghiên cứu, xem xét để tiến tới đẩy mạnh việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho địa phương, nhưng

vẫn không làm mất đi tính đơn nhất, tính thống nhất của phương thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hiến pháp Biên Bang Nga (1993)

2 Hiến Pháp Việt Nam (2013)

3 Tự quản về địa phương Thắng vnu.edu. 4 Thể chế chính trị Liên Bang Nga 123.doc.org

6 Mô hình phân quyền ở Liên bang Nga, Mai Văn Thắng, khoa Luật ĐHQGHN, tập chí NCLP số 13 và 14/2012

Một phần của tài liệu CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN Ở LIÊN BANG NGA VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH QUYỀN TỰ QUẢN (Trang 31 - 35)