Để góp phần làm tăng năng suất và chất lượng Keo tai tượng tại cỏc lõm phần của công ty lâm nghiệp Vân Đồn – Quảng Ninh, tôi xin đề xuất các biện pháp sau:
Theo kết quả điều tra cho thấy tổng diện tích tán rừng nhỏ chưa tận dụng được triệt để không gian dinh dưỡng, vì vậy cần tiến hành nuôi dưỡng rừng o Tiến hành chăm sóc theo đúng quy phạm kỹ thuật cho cỏc lụ rừng Keo
tai tượng như: dọn vệ sinh rừng ( chặt bỏ dây leo, bụi rậm, làm đất ... ), bón thúc ...cho những lô rừng này
o Cần loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, phẩm chất kém ... o Ngoài ra cần có những biện pháp phòng chống cháy rừng vào mùa khô
như : tạo ra các băng cản lửa ( có thể tạo băng xanh hay băng trắng tùy theo điều kiện cụ thể), xây dựng các bể chứa nước ở những nơi thuận lợi. Mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ thuật cho lao động và các hộ gia
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận đến nay tụi đó hoàn thành khóa luận và đạt được một số kết luận sau:
Về sinh trưởng chung của lâm phần nghiên cứu:
- Cỏc lâm phần Keo tai tai tượng nhìn chung sinh trưởng không đồng đều và tăng trưởng ở mức trung bình.
- Mật độ cây biến động từ 1600 – 1800 cõy/ha, nhiều lâm phần mật độ còn chưa đảm bảo tính kinh doanh cho rừng Keo
- Đường kính bình quân biến động từ 12,42 – 15,75 cm - Chiều cao bình quân biến động từ 11,7 – 15.35 m
- Diện tớch tán của lâm phần từ 2254 – 2605 m2, cỏc lâm phần hầu như chưa khộp tỏn.
Về quy luật phân bố số cây theo đường kính:
Kết quả các định thực nghiệm và nắn phân bố theo hàm Weibull cho ta thấy phân bố Weibull hoàn toàn phù hợp với phân bố thực nghiệm trên tất cả 30 ÔTC.
Về quy luật tương quan H/D:
- Quan hệ chiều cao với đường kính lâm phần phù hợp với phương trình Hvn = a+b*logD1.3
- Các tham số (a,b,r) đều tồn tại.
- Hệ số tương quan từ tương đối chặt đến chặt (r = 0,65 – 0,67). - Phương trình lập chung cho toàn bộ khu vực nghiên cứu là:
Hvn = -14.001 + 20.6574*logD1.3 5.2. Tồn tại
- Do thời gian hạn chế và nhân lực không cho phép nên số lượng lâm phần nghiên cứu có hạn chưa phản ánh được đầy đủ các cấp tuổi và tại các địa phương khác nhau.
- Đường đi lại để vào các khu vực điều tra còn khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra.
5.3. Đề nghị
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu ở các cấp tuổi khác nhau từ đó đánh giá được sát thực hơn
- Có thể thiết lập nhiều dạng phương trình tương quan giữa Hvn và D1.3, sau đó tiến hành so sánh để tìm ra dạng phương trình phù hợp nhất với lâm phần nghiên cứu - Đầu tư tu sửa đường vào các khu khai thác gỗ để thuận tiện cho công việc. - Tiếp tục nghiên cứu để tìm ra quy luật và thiết lập được phương trình cho các loài cây trồng và ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Con (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo sơ kết đề tài. Kỷ yếu Viện KHLN Việt Nam
2. Lê Huy Cường (2001), Tổng hợp và hoàn thiện các loại biểu của một số loài cây trồng rừng ở Việt Nam. Viện ĐTQH rừng
3. Trần Quốc Dũng (2000),Bước đầu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung Bộ. Viện ĐTQH rừng.
4. Vũ Tiến Hinh (1997),Sản lượng rừng- Bài giảng dùng cho lớp Cao học Lâm Nghiệp,Trường ĐH Lâm Nghiệp.
5. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, giáo trình trường ĐH Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Thắng (1977), Tình hình tăng trưởng một số loài cõy lỏ rộng rừng tự nhiên. Viện ĐTQH rừng.
7. Vũ Văn Thông (2008), Giáo trình Điều tra rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyên.
8. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2005), Giáo trình trồng rừng, trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn, Nxb Nông nghiệp.
9. Viện ĐTQH rừng (1978),Sổ tay điều tra qui hoạch rừng- Nxb Nông nghiệp-
10.Viện ĐTQH rừng (1995),Sổ tay điều tra qui hoạch rừng- Nxb Nông nghiệp –1995.
11.Viện ĐTQH rừng (1982),Qui phạm điều tra thiết kế kinh doanh rừng.- Nxb Nông nghiệp.
12.Viện ĐTQHR (1982), Bộ môn lập biểu và tăng trưởng, Quy trình Điều tra tăng trưởng và lập biểu.
13.Viện ĐTQH rừng (2000): Qui phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84), tái bản năm 2000,Nxb Nông nghiệp.