Tối ưu hoá CT bào chê hạt nổi Captopril TDKD:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hạt nổi captopril tác dụng kéo dài (Trang 42 - 46)

Sau khi phân tích ảnh hưởng của thành phần tá dược tới kết quả thử hoà tan bằng phần mềm MODDE 5.0, điều kiện tối ưu được đặt như sau:

Bảng 12: Điều kiện của CT hạt nổi Captopril TDKD tối ưu

Y, Min (%) Max (%) Đích (%) Y, 25 35 30 y2 35 45 40 y4 55 65 60 y6 70 80 75 y8 80 90 85

Công thức tối ưu do phần mềm MODDE 5.0 lựa chọn cho 1 mẻ: Captopril EC HPMC Acid stearic DBP Cồn tuyệt đối

* Dựa vào phương trình hồi quy, % dược chất giải phóng từ CT hạt nổi Captopril TDKD tối ưu được tính toán theo lý thuyết cho kết quả trình bày ở bảng

13.

'U

il%

* Để kiểm định sự phù hợp giữa mô hình và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành bào chế CT hạt nổi Captopril TDKD tối ưu 3 lần bằng phương pháp đùn- tạo cầu ghi mục 2.1.2.1.

* Xác định sự giải phóng captopril từ CT hạt theo mô hình (MH) và thực nghiệm (TN) như mục 2.1.2.2.

Kết quả trình bày ở bảng 13, hình 13.

Bảng 13: Phần trăm giải phóng captoprỉl từ CT hạt nổi theo MH và TN

\ t ( h ) C T \ 1 2 3 4 5 6 7 8 MH 28,7 44,3 - 63,1 - 73,9 - 80,6 TN CM + 1 42,9 ±2,5 54,1 ±2,9 63,1 ±3,1 70,1 ±3,2 76,1 ±3,1 80,8 ±3,0 84,5 ±2,9

Hình 14: Đồ thị giải phóng captopril từ CT hạt nổi theo MH và TN

Nhận xét: Đồ thị giải phóng của CT hạt đã bào chế rất gần đồ thị % dược chất giải phóng theo MH, chứng tỏ mô hình phù hợp với TN.

Bàn luận:

So với dạng thuốc quy ước khác của captopril, hệ nổi là dạng bào chế có nhiều ưu điểm hơn do làm giảm tác dụng không mong muốn và tăng sinh khả dụng của thuốc. Hệ phải đảm bảo cả 2 tiêu chuẩn: duy trì được khả năng nổi và kéo dài sự giải phóng dược chất trong khoảng thời gian quy định.

Việc bào chế captopril dưới dạng thuốc TDKD là rất khó đặc biệt là ở dạng hạt vì dược chất dễ tan trong nước. Do đó, để bào chế hạt captopril vừa có khả năng kéo dài giải phóng, vừa có khả năng nổi cần lựa chọn được phương pháp bào chế và sự phối hợp các tá dược thích hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình toán học phù hợp khi thiết kế công thức cũng không kém phần quan trọng nhằm giảm sự lãng phí và thu được hiệu quả cao.

Trong khóa luận này, chúng tôi khảo sát 2 phương pháp bào chế hạt nổi Captopril TDKD là: phương pháp xát hạt thủ công và phương pháp đùn- tạo cầu. Phương pháp xát hạt thủ công có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém, các hạt bào chế được có khả năng nổi nhưng lại không có khả năng kéo dài giải phóng, dược chất giải phóng hết ngay trong những giờ đầu.

Khi chuyển sang phương pháp đùn- tạo cầu, tốc độ giải phóng đã được kiểm soát đồng thời hạt cũng có khả năng nổi rất tốt. Với việc sử mô hình hợp tử tại tâm để thiết kế thí nghiệm và dùng phần mềm MOODE 5.0 để xử lý kết quả, chúng tôi đã lựa chọn được công thức hạt nổi Captopril TDKD vừa có khả năng nổi vừa có khả năng kiểm soát giải phóng như mong muốn.

Phương pháp đùn- tạo cầu cho các hạt nổi Captopril TDKD 8h nhưng hạt tạo ra chưa có hình tròn đều đặn. Khi phối hợp thêm tá dược tạo cầu Avicel, lượng Avicel chưa đủ để tạo cầu thì đã không kiểm soát tốc độ giải phóng của dược chất. Vì vậy, chúng tôi không phối hợp thêm tá dược tạo cầu vào trong các công thức mà đi theo hướng sử dụng thêm nhiệt độ máy tạo cầu với mục đích làm

cho acid stearic dẻo hơn từ đó có tác dụng làm cho các hạt tròn nhưng điều kiện thí nghiệm không cho phép vì không kiểm soát và duy trì được thông số nhiệt độ. Do đó, các hạt captopril tạo trên máy đùn- tạo cầu đã đảm bảo được 2 tiêu chuẩn: nổi và kéo dài giải phóng dược chất nhưng chưa có hình tròn đều đặn. Vì vậy, đề tài cần được hoàn thiện hơn về hình dạng của hạt nổi Captopril TDKD.

Trong các dược điển USP 23, 24, 26, BP 98 chưa có tiêu chuẩn về giải phóng hoạt chất của Captopril TDKD, không có viên Captopril TDKD chuẩn để đối chiếu nên những nghiên cứu trên mới chỉ dừng ở việc đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ dạng bào chế, đề tài cần tiếp tục nghiên cứu về sinh khả dụng và độ ổn định của thuốc để ứng dụng vào bào chế nang nổi Captopril TDKD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hạt nổi captopril tác dụng kéo dài (Trang 42 - 46)