4 Nghệ thuật Điêu khắc

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình lịch sử mỹ thuật thế giới pdf (Trang 38 - 40)

Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương, … Nhà điêu khắc nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán.

Trong số các tượng Phật có pho rất to lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn nhất. ở Nhạc Sơn -Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đông Hoàng (Cam Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33m, …

Bức tượng phật được coi là bức tượng khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII.

Tượng Phật ngồi lưng tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên đầu gối (28m).

Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi, … rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp).

Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vô tình phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng.

Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình lịch sử mỹ thuật thế giới pdf (Trang 38 - 40)