Các chỉ tiêu sinh lý của cừu thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự thay đổi lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng, chiều đo cơ thể và các chỉ tiêu sinh lý thông thường của cừu cái mang thai (phan rang x dorper) (Trang 36)

Các chỉ tiêu sinh lý được ghi nhận trong thời gian thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.3:

Bảng 4.3: So sánh thân nhiệt, mạch đập và nhịp thở của cừu có thai qua các tháng thí nghiệm

Chỉ tiêu Tháng mang thai P/+SE

1 3 5 1-3 1-5 3-5 Thân nhiệt, o C 38,1 38,5 38,9 0,003/±0,08 0,025/±0,25 0,073/±0,23 Nhịp mạch (lần/phút) 63,3 65,8 66,3 0,058/±1,10 0,019/±0,83 0,097/±1,15 Nhịp thở (lần/phút) 49,9 52,6 58,0 0,290/±2,33 0,090/±2,53 0,380/±3,29 Qua bảng 4.3 cho thấy thân nhiệt của cừu cái mang thai tăng dần theo thời gian mang thai. Thân nhiệt tháng 1, tháng 3 và tháng 5 lần lượt là 38,1 oC, 38,5

o

C và 38,9 oC, sự khác biệt này c ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Nhịp mạch trung bình của cừu cái mang thai có sự chênh lệch rõ rệch, từ 63,3 lần/phút ở tháng thứ 1 và 66,3 lần/phút ở tháng thứ 5, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Nhịp thở trung bình của cừu cái mang thai tăng dần từ tháng 1 là 49,9 lần/phút đến tháng 5 là 58,0 lần/phút, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Cơ thể cừu mang thai tăng cường trao đổi chất vì bào thai phát triển mạnh dẫn đến các chỉ tiêu sinh lý cũng tăng theo. Phạm Vũ Minh (2008) trình ày là thân nhiệt trung bình của cừu cái 16 - 20 tháng tuổi là 39,2oC và nhịp thở trung bình là 22,3 lần/phút, thì cừu thí nghiệm thân nhiệt thấp hơn (38,1 - 38,9 oC) và nhịp thở hơi cao (49,9 – 58,0 lần/phút). Nguyên nhân có thể là do điều kiện môi trường ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý. Qua đ ta có thể thấy được sự chênh lệch rõ rệt về các chỉ tiêu thân nhiệt, mạch đập và nhịp thở từ tháng 3 của cừu sinh sản.

26

4.1.4 Thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của cừu mang thai được trình bày ở Bảng 4.4:

Bảng 4.4: Bảng Lượng thức ăn và dưỡng chất (kgDM/con/ngày) tiêu thụ của cừu qua các tháng mang thai (TB± SE) (n=16)

Tháng TL,kg DM OM CP NDF Ash ME,MJ/con/ngày 1 31,5± 1,736 0,800± 0.038 0,708± 0,03 0,117± 0,01 0,442± 0,022 0,08± 0,005 8,45± 0,374 2 33,4± 1,542 0,825± 0,03 0,815± 0,03 0,136± 0.004 0,500± 0,022 0,09± 0,003 9,23± 0,271 3 34,6± 1,19 0,845± 0,04 0,825± 0,04 0,145± 0,01 0,520± 0,027 0,09± 0,004 9,34± 0,414 4 36,4± 2,978 0,876± 0,07 0,854± 0,06 0,156± 0,01 0,534± 0,029 0,10± 0,006 9,45± 0,782 5 38,2± 2,03 0,888± 0,04 0,867± 0,03 0,162± 0,01 0,542± 0,023 0,10± 0,005 9,31± 0,349

TLC: trọng lượng cừu;DM: vật chất khô;OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; NDF:xơ trung tính; ASH:khoáng tổng số: ME: năng lượng trao đổi, KL: khối lượng;

Lượng DM và CP (gDM/con/ngày) tiêu thụ của cừu qua các tháng mang thai được thể hiện ở Hình 4.1

Hình 4.1: Lượng DM (kgDM/con/ngày) tiêu thụ của cừu qua các tháng mang thai.

27

Hình 4.2: Lượng CP (kgDM/con/ngày) tiêu thụ của cừu qua các tháng mang thai.

Qua bảng 4.4 và hình 4.1- 4.2 cho thấy lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của cừu cái mang thai tăng dần từ tháng 1 đến tháng 5. Hàm lượng vật chất khô ăn vào ở tháng 1 là 0,8 gDM/ngày tăng nhanh đến tháng 5 là 0,888 gDM/con/ngày. Hàm lượng CP ăn vào ở tháng 1 là 0,117 gDM/con/ngày tăng đến tháng 5 là 0,162 gDM/con/ngày. Hàm lượng NDF của tháng thứ nhất là 0,442 gDM/con/ngày tăng đến tháng 5 là 0,542 gDM/con/ngày. Tương tự, ME ăn vào của cừu cái mang thai tăng từ tháng thứ 1 là 8,45 MJ/con/ngày đến tháng 4 là 9,45 MJ/con/ngày. Từ tháng 4 dến tháng 5 nhu cầu ME giảm từ 9,45 MJ/con/ngày xuống còn 9,31 MJ/con/ngày. Nguyên nhân có thể là do từ tháng tư trở về sau bào thai phát triển chậm lại nên nhu cầu thu nhận dưỡng chất có su hướng giảm. Điều này cho thấy, nhu cầu dưỡng chất tiêu thụ của cừu cái mang thai tăng mạnh từ thang1 đến tháng 4 theo thời gian mang thai.

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ tính trên khối lượng cơ thể của cừu mang thai được trình bày ở Bảng 4.5:

28

Bảng 4.5: Lượng dưỡng chất (g/kg KL/ngày) và năng lượng tiêu thụ của cừu mang thai dựa trên khối lượng cơ thể (TB± SE) (n=16)

Tháng DM OM CP NDF Ash ME, MJ/kg KL/ngày

1 25,4± 1,655 22,5± 1,461 3,71± 0,272 14,0± 0,876 2,70± 0,186 0,268±16,71 2 24,7± 1,445 24,4± 1,278 4,08± 0,21 15,0± 0,881 2,85± 0,152 0,277±14,34 3 24,4± 1,571 23,9± 1,387 4,19± 0,247 15,0± 0,958 2,81± 0,157 0,270±16,1 4 24,1± 2,639 23,5± 2,332 4,29± 0,479 14,7± 1,259 2,80± 0,237 0,260±29,01 5 23,2± 1,008 22,7± 0,892 4,24± 0,201 14,2± 0,492 2,85± 0,115 0,244±10,88

DM: vật chất khô;OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; NDF:xơ trung tính; Ash:khoáng tổng số: ME: năng lượng trao đổi, KL: khối lượng;

29

Hình 4.4: Lượng CP tiêu thụ của cừu mang thai dựa trên khối lượng cơ thể. Qua Bảng 4.5 và Hình 4.3 – 4.4 thấy rằng lượng vật chất khô tiêu thụ dựa trên khối lượng cơ thể giảm dần từ tháng 1 là 25,4 g/kg KL/ngày xuống còn 23,2 g/kg KL/ngày ở tháng thứ 5. Lượng CP tiêu thụ dựa trên khối lượng cơ thể tăng dần từ tháng 1 là 3,71 g/kg KL/ngày lên 4,29 g/kg KL/ngày ở tháng 4. Đến tháng thứ 5 lượng CP tiêu thụ dựa trên khối lượng cơ thể giảm nhẹ xuống còn 4,24 g/kg KL/ngày. Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn mang thai cừu cái cần nhiều chất đạm để nuôi dưỡng bào thai. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Hải (2014) theo dõi ở 10 cừu cái mang thai, c lượng CP dựa trên khối lượng cơ thể tăng dần từ tháng 1 là 3,47 g/kg KL/ngày đến 4,64 g/kg KL/ngày ở tháng 4. Năng lượng tiêu thụ của cừu cái mang thai dựa trên khối lượng cơ thể c xu hướng giảm từ tháng 1 tới tháng 5. Nghiên cứu của Trần Thanh Hải (2014) cho thấy nhu cầu năng lượng tiêu thụ của cừu cái mang thai dựa trên khối lượng cơ thể ở tháng thứ tư là 0,236 g/kg KL/ngày và nghiên cứu của Phạm Văn Lẻ (2013) là 0,231 g/kg KL/ngày. Từ đ cho thấy nhu cầu năng lượng tiêu thụ của cừu cái mang thai dựa trên khối lượng cơ thể từ tháng 4 trở về sao thấp. Điều này cho thấy trong giai đoạn cừu mang thai nhu cầu chất đạm là quan trọng hơn nhu cầu về năng lượng.

30

4.2 Biểu hiện lên giống và mang thai của cừu cái4.2.1 Đặc điểm lên giống của cừu cái 4.2.1 Đặc điểm lên giống của cừu cái

Cừu cái khi lên giống có các biểu hiện được thể hiện qua Bảng 4.6 Bảng 4.6: Những biểu hiện của cừu lên giống

Biểu hiện Tổng số cừu Số con biểu hiện Tỉ lệ(%) Âm hộ sưng đỏ, có dịch keo trong 16 3 18,8 Âm hộ sưng đỏ, không có dịch 16 8 50,0 Âm hộ hơi sưng đỏ, không có dịch 16 5 31,3 Đứng yên, vễnh tai lúc phối 16 4 25,0

Nhút nhát 16 12 75,0

Ăn ít hơn ình thường 16 14 87,5 Qua Bảng 4.6 cho thấy tỉ lệ các biểu hiện lên giống của cừu khá đặc trưng, cừu lên giống có biểu ăn ít hơn ình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 87,5%, tiếp theo là biểu hiện nhút nhát đạt tỉ lệ 75,0%, âm hộ sưng đỏ, không có dịch có tỉ lệ 50,0%, biểu hiệnđứng yên, vễnh tai lúc phối chếm 25,0% và biểu hiện âm hộ sưng đỏ, có dịch keo trong chiếm tỉ lệ 18,8%. Từ đ cho thấy dựa vào các biểu hiện lên giống trên, có thể giúp phát hiện cừu lên giống và lựa chọn thời điểm cho ghép đôi phối giống cừu đạt kết quả tốt.

Cừu cái khi lên giống thường kéo dài từ 3 - 4 ngày. Ngày thứ nhất cừu đi tới đi lui nhiều, tỏ vẻ nhút nhát, hưng phấn khi c người vào chuồng của chúng, cừu ăn ít hơn ình thường, âm hộ nở ra và chuyển dần từ màu hồng nhạt đến ửng đỏ và đậm dần từ trong ra ngoài âm hộ. Ngày thứ 2 con vật kêu la “ e e” nhiều lần, ăn ít hơn cả ngày thứ nhất, cừu cái có vẻ không màn ăn uống nhưng trạng thái lại rất hưng phấn, âm hộ nở to hơn ngày thứ nhất và có trạng thái sưng mọng rất đặc trưng, màu hồng chuyển sang đỏ và c vài trường hợp ta thấy dịch keo loãng chảy ra từ âm hộ. Dịch âm đạo có màu trong suốt, ánh vàng nhẹ. Bước sang ngày thứ 3 cừu trở nên trầm tĩnh hơn, giảm kêu la, quậy phá. Âm hộ lúc này hơi xẹp xuống, màu hồng đậm hơi xẩm màu và nước nhờn keo lại và có thể dễ dàng kéo thành sợi. Đặc biệt cừu cái tỏ vẻ chịu đực, đứng yên khi ta ấn vào vùng mông của chúng, lúc này là thời điểm thích hợp cho cừu đực tiến hành giao phối, nếu ta chủ động phối cho cừu thì nên phối ở hai thời điểm, lần đầu nên phối tại thời điểm dịch keo đặc, kéo sợi được và ấn mông cừu thì cừu đứng yên, lần phối thứ hai ta phối cách lần đầu 8–12 giờ là tốt nhất. Sang ngày thứ 4 hầu như các triệu chứng lên giống của cừu cái không còn nữa, cừu hết kêu la và ăn uống trở lại ình thường, âm hộ chuyển nhạt dần và không còn thấy nước nhờn chảy ra từ âm đạo cừu cái nữa.

31

Hình 4.5: Biểu hiện âm hộ sưng đỏ của cừu đang lên giống

Hình 4.6: Cừu cái có dấu hiệu đứng yên, vễnh tai

32

4.2.2 Đặc điểm của cừu mang thai

Khi cừu mang thai có sự thay đổi và dấu hiệu nhận biết như Bảng 4.7 Bảng 4.7: Những biểu hiện của cừu lúc mang thai

Biểu hiện Tổng số cừu Số con biểu hiện Tỉ lệ (%)

Nhút nhát 16 11 68,8

Dạng người, khoang thai 16 5 31,3

Kêu la, đòi ăn 16 12 75,0

Ăn chăm chỉ 16 13 81,3

Âm hộ nở theo chu kỳ 16 0 0,00 Âm hộ nở không theo chu kỳ 16 16 100 Qua Bảng 4.7 cho thấy cừu lúc mang thai có những biểu hiện khá đặc trưng. Biểu hiện âm hộ nở không theo chu kỳ chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là biểu hiện ăn chăm chỉ chiếm tỉ lệ 81,3%. Biểu hiệnkêu la, đòi ăn chiếm 75%. Biểu hiện nhút nhát chiếm 68,8% thường dễ lầm lẫn với biểu hiện lên giống, thường thấy ở các cừu cái mang thai lần đầu và thấp nhất là biểu hiệnâm hộ nở theo chu kỳ (0%). Dựa vào các biểu hiện trên có thể giúp nhận biết một cách chính xác cừu đang mang thai, từ đ c chế độ chăm s c và dinh dưỡng hợp lý đảm bảo sự phát triển tối ưu của bào thai.

Cừu không có biểu hiện lên giống ở các chu kỳ động dục kế tiếp (16-17 ngày) kể từ sau lần phối cuối. Vòng bụng phát triển rõ rệt ở tháng thứ 3 và tháng thứ 4. Cừu trở nên hiền lành, dễ tiếp xúc và gần gũi hơn so với lúc cừu chưa mang thai. Cừu có biểu hiện háu ăn hơn so với lúc chưa mang thai. Giai đoạn từ giữa tháng thứ 3 trở đi âm hộ cừu mang thai có biểu hiện hồng hào có tỉ lệ tuyệt đối 100% và thường nở to dần dần, âm hộ không xuất hiện dịch keo như lúc động dục, bầu vú cũng phát triển hơn, dựa vào đặc điểm trên có thể xác định trạng thái mang thai của cừu.

33

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua thí nghiệm trên rút ra các kết luận sau:

Cừu cái có thai từ tháng thứ 3 và tháng 5 có vòng bụng và trọng lượng phát triển rõ rệt.

Các chỉ tiêu thân nhiệt, mạch đập, nhịp thở c xu hướng tăng dần của cừu cái mang thai từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 5.

Cừu cái sinh sản từ tháng 3 trở về sau cần chú ý cung cấp thức ăn chứa nhiều đạm hơn là thức ăn năng lượng

Những biểu hiện lên giống của cừu cái như: kém ăn, nhút nhát, hưng phấn, kêu la và âm hộ sưng đỏ có dịch keo trong, ánh vàng.

Các dấu hiệu đặc trưng giúp xác định cừu cái mang thai là dạn dĩ với người và đằm thắm hơn, ăn nhiều, âm hộ nở có màu hồng không theo chu kỳ và bầu vú phát triển.

5.2 Đề nghị

Sử dụng các kết quả của nghiên cứu được áp dụng vào trong thực tế để giúp cho người chăn nuôi cừu nuôi dưỡng và quản lý cừu sinh sản tốt hơn.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Văn Lợi, 2014. Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế. http://text.123doc.vn/document/1611266-danh-gia-kha- nang-thich-ung-cua-giong-cuu-phan-rang-nuoi-o-thua-thien-hue-tom-tat.htm, truy cập ngày 12/11/2014

Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008. Đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

và giá trị năng lượng thức ăn thô của gia súc nhai lại bằng kỹ thuật tiêu hóa in vitro với nguồn dưỡng chất cho vi dinh vật từ dạ cỏ. Tạp chí Khoa học Công

nghệ Chăn nuôi, Số 12 -Tháng 6 - 2008, Viện Chăn nuôi.

Lê Đăng Đảnh, Lê Minh Châu, 2005. Chăn Nuôi Cừu, Nhà xuất bản nông nghiệp TP.HCM.

Ngô Thành Vinh và ctv, 2009. Nghiên cứu mối tương quan giữa các chiều

đo và khối lượng cơ thể cừu trong chọn lọc cừu Phan Rang. Trung tâm nghiên

cứu dê và thỏ Sơn Tây.

Nguyễn Bảo Ngọc, 2013. Ảnh hưởng của các khẩu phần trộn hoàn toàn (total mixed ration) lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa và tích lũy đạm của cừu tăng trưởng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi thú y, trường Đại học Cần

thơ.

Nguyễn Hà Quốc Khánh, 2012. Ảnh hưởng của các mức độ bìm bìm trong

khẩu phần trên khả năng tận dụng thức ăn, sự tích lũy đạm và các thong số dịch dạ cỏ của cừu Phan Rang giai đoạn tang trưởng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư

Chăn nuôi thú y, trường Đại học Cần thơ.

Nguyễn Thiện, 2003. Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Thu, 2006. Bài giảng chăn nuôi dê - cừu, Trường Đại học

Cần Thơ.

Nguyễn Văn Thu, 2010. Giáo trình chăn nuôi gia súc nhai lại, Trường Đại Học Cần Thơ.

Phạm Văn Lẹ, 2013. Nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn, khối lượng,

các chiều đo của cơ thể và biểu hiện lên giống và sinh đẻ của cừu cái. Luận văn

tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi thú y, trường Đại học Cần thơ.

Phạm Vũ Minh (2008), Điều tra tình hình chăn nuôi và ảnh hưởng các mức đạm lên sự tiêu hóa khẩu phần và tăng trọng của cừu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học

35

Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam, 1995 Trần Minh Kiệt, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ tấm gạo bổ

sung trong khẩu phần trên khả năng tận dụng thức ăn, sự tích lũy đạm và các thông số dịch dạ cỏ của cừu tăng trưởng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi

thú y, trường Đại học Cần thơ.

Trần Thanh Hải, 2014. Nghiên cứu các chiều đo, trọng lượng, sự tiêu thụ dưỡng chất và biểu hiện lên thai của cừu cái sinh sản (phangrang x dorper)

Viện chăn nuôi, 2003. Sách thức ăn Gia súc, Gia Cầm. www.vcn.vnn.vn Việt Chương, 2004. Phương pháp nuôi cừu, Nhà xuất bản tổng hợp

36

PHỤ CHƢƠNG

Paired T-Test and CI: TL1, TL3 Paired T for TL1 - TL3

N Mean StDev SE Mean TL1 13 30.15 6.20 1.72 TL3 13 33.81 6.12 1.70 Difference 13 -3.654 2.164 0.600 95% CI for mean difference: (-4.962, -2.346)

T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -6.09 P-Value = 0.000 Paired T-Test and CI: TL1, TL5

Paired T for TL1 - TL5

N Mean StDev SE Mean TL1 13 30.15 6.20 1.72 TL5 13 35.81 6.06 1.68 Difference 13 -5.65 4.40 1.22 95% CI for mean difference: (-8.31, -2.99)

T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -4.63 P-Value = 0.001 Paired T-Test and CI: TL3, TL5

Paired T for TL3 - TL5

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự thay đổi lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng, chiều đo cơ thể và các chỉ tiêu sinh lý thông thường của cừu cái mang thai (phan rang x dorper) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)