CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỤ THỂ KHÁC ( 8)

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, tháng 8-2014 (Trang 54 - 57)

( 8)

1) Gia công

2) Đấu giá hàng hoá

3) Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ 4) Dịch vụ logistics

5) Dịch vụ quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam 6) Dịch vụ giám định thương mại

7) Cho thuê hàng hoá

8) Nhượng quyền thương mại

1. Gia công

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài (Chương VI, từ Điều 29 đến 38)

- Thông tư 04/2006/TT-BTM ngày 6-4-2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP (Mục VI)

- Thông tư số 117/2011/TT-BCT ngày 15-8-2011 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài

a. Khái niệm Đ178 LTM

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

b. Hàng hóa gia công Đ180 LTM

Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

c. Hợp đồng gia công

c1. Hình thức của hợp đồng gia công Đ179 LTM

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

c2. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công Đ181 LTM (5)

1) Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.

2) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3) Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

4) Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

5) Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

c3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công Đ182 LTM (5)

1) Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

2) Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

3) Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

4) Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

5) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

(K2 Đ180 LTM).

c4. Thù lao gia công Đ183 LTM

Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công *bằng tiền hoặc *bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

Những nội dung khác liên quan đến hợp đồng gia công: Trách nhiệm chịu rủi ro, giao nhận sản phẩm gia công, trả tiền công, chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công… áp dụng theo Bộ luật dân sự, từ Điều 547 đến 558.

d. Gia công hàng hoá có yếu tố nước ngoài

d1. Nhận gia công cho thương nhân nước ngoài Đ29- 36 NĐ12/2006

+ Quyền thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

Thương nhân, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản sau: (10)

a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp; b) Tên, số lượng sản phẩm gia công;

c) Giá gia công;

d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

đ) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;

e) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);

g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.

h) Địa điểm và thời gian giao hàng;

i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá; k) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

+ Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư

Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng. Người đứng đầu thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.

+ Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công

Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công.

+ Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, tháng 8-2014 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w