-Nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích nông dân dùng hợp đồng trong buôn bán trao đổi để tạo ra tính pháp lý trong việc tiêu thụ sản phẩm.
-Nhà nước cần cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường như giá của các yếu tố đầu vào, giá của thịt bò qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
-Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như qua các hội trợ, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
-Các kênh tiêu thụ phải tinh giảm về số lượng nhưng vẫn đảm bảo về khả năng tiêu thụ sản phẩm, góp phần giảm giá thành của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của thịt bò với các loại thịt bổ sung hay thay thế khác.
-Trong sản xuất cũng như trong công nghiệp chế biến thịt bò cũng như các sản phẩm từ thịt bò phải chú ý đến khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước cần tổ chức các tổ, các ban ngành chuyên kiểm tra vệ sinh nhằm loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn cho những sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn để tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
-Thị trường trong nước còn có rất nhiều tiềm nảng tiêu thụ nên việc coi trọng thị trường trong nước là rất quan trọng. Muốn thắng được các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường cần phải thắng ngay trên sân nhà bằng các cách thức quảng bá sản phẩm của mình.
-Song không chỉ bằng lòng với hiện tại mà phải quan tâm phát triển thị trường nước ngoài trong tương lai, hướng đến chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá. Có thể cho mặt hàng thịt bò hay các sản phẩm chế biến từ thịt vào danh mục hàng trả nợ cho nước ngoài. Nhà nước cung cấp đầy đủ các thông tin cho các danh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.