8. Cấu trúc khóa luận
3.4.3. Phân tích định lượng
Kết quả bài kiểm tra được nêu trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Kết quả TNSP Nhóm HS Điểm/ SốHS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình ĐC 76 2 11 14 10 9 6 6 5 3 5 5 4.28 TN 72 0 0 2 2 8 14 10 7 5 6 18 6.875
Bảng 3.2: Xếp loại bài kiểm tra. Nhóm Số HS Kém Yếu Trung Bình Khá Giỏi 0 → 2 3 → 4 5 → 6 7 → 8 9 → 10 TN 72 2 10 24 12 24 % 2.78 13.89 33.33 16.67 33.33 ĐC 76 27 19 12 8 10 % 35.52 25 15.79 10.53 13.16
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra.
Điểm Nhóm TN Nhóm ĐC Xi(Yi) ni W (%) ni(Xi -X ) ni W (%) ni(Yi -Y ) 0 0 0.00 0.00 2 2.63 39.78 1 0 0.00 0.00 11 14.47 131.69 2 2 2.78 47.53 14 18.42 84.72 3 2 2.78 30.03 10 13.16 21.32 4 8 11.11 66.13 9 11.84 1.90 5 14 19.44 49.22 6 7.89 1.75 6 10 13.90 7.66 6 7.89 17.75 7 7 9.72 0.11 5 6.58 36.99 8 5 6.94 6.33 3 3.96 41.52 9 6 8.33 27.09 5 6.58 111.39 10 18 25.00 175.78 5 6.58 163.59 Tổng 72 100.00 409.88 76 100.00 652.4
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra.
Biểu đồ 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra.
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Kém Yếu Trung Bình Khá Giỏi
TN ĐC 0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC
Bảng 3.4: Các tham số thống kê của bài kiểm tra Tham số Nhóm X (Y ) S2 Δ V (%) ĐC 4.46 8.58 2.93 68.44 TN 6.875 5.69 2.39 34.76
- Phương sai S2 và độ lệch chuẩn δ là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, δ càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. 2 TN S = i i 2 TN n X X n 2 DC S = i i 2 DC n Y Y n - Độ lệch chuẩn: δ= 2 S
- Hệ số biến thiên V (chỉ mức độ phân tán của các giá trị Xi xung quanh giá trị trung bình cộng X ): V =
X
×100%
Các kết quả trên, dẫn chúng tôi tới nhận xét:
- Điểm trung bình của HS các lớp ĐC (4.28) thấp hơn điểm của HS các lớp TN (6.875) chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức cơ bản của HS các lớp TN cao hơn hẳn các lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên của nhóm TN (34.76%) nhỏ hơn của nhóm ĐC (68.44%) nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm TN là nhỏ.
- Đồ thị đường phân phối tần suất của nhóm TN luôn nằm ở bên phải của nhóm ĐC, chứng tỏ chất lượng và vận dụng kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày chi tiết toàn bộ quá trình TNSP, các kết quả đã đạt được đồng thời phân tích định tính, định lượng các kết quả đó. Từ những kết quả đạt được khi TNSP chúng tôi nhận thấy:
Quá trình TNSP chứng tỏ tiến trình dạy học đã thiết kế là khả thi, việc tổ chức dạy học các định luật vào trong chương “Chất khí” đã kích thích hứng thú học tập ở HS, lôi cuốn HS tích cực hóa trong học tập. Tiến trình dạy học chúng tôi thiết kế đã nâng cao chất lượng dạy học và từ kết quả TNSP cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.
Do điều kiện về thời gian chúng tôi chỉ tiến hành TN được 3 bài ở một trường THPT Kim Anh (Hà Nội) được chọn TN vì vậy việc rút ra kết quả của quá trình TNSP chưa mang tính khái quát và có đủ độ tin cậy cao.
KẾT LUẬN
Đối với mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã căn bản hoàn thành và giải quyết được các vấn đề sau:
1) Nghiên cứu một số cơ sở lí luận của dạy học ĐLVL: quan niệm về ĐLVL, phân loại các ĐLVL, tác dụng của việc dạy học ĐLVL, các bước dạy học ĐLVL, tích cực hóa việc học tập ĐLVL của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.
2) Trên cơ sở nghiên cứu nội dung dạy học chương “Chất khí” điều tra thực trạng dạy học chương này của GV và HS, chúng tôi đã soạn thảo tiến trình dạy học ba bài thuộc chương “Chất khí” theo hướng tích cực hóa nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS.
3) Đã tiến hành TNSP nghiên cứu hiệu quả của việc dạy học các định luật theo hướng tích cực hóa không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản mà còn rèn luyện được tính tính tự lực suy nghĩ, tìm tòi giải quyết đúng vấn đề của HS.
Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành TNSP được ba bài “Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt”, “Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ”, “Phương trình TT của khí lí tưởng” và chỉ ở trường THPT Kim Anh (Hà Nội). Đề tài sẽ được mở rộng trong việc dạy học các bài học thuộc chương khác trong chương trình SGK vật lí THPT.
Quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho phép chúng tôi kiến nghị:
- Để nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức môn vật lí và góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS cần đặc biệt chú ý tới việc thiết kế và tổ chức tiến trình dạy học nhằm tích cực hóa học tập của HS trong các tiết học nghiên cứu ĐLVL và đề ra cách sử dụng chúng trong các tiết học đó.
- GV THPT cần được trao đổi và bồi dưỡng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng và phối hợp có hiệu quả các phươngpháp dạy học trong từng bài học các ĐLVL để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Bài tập vật lí 10, NXB Giáo dục.
2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lí 10, NXB Giáo dục.
3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Giang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lí 10 (sách GV), NXB Giáo dục
4. Phạm Kim Chung(2006), Bài giảng phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT, Trường Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa sư phạm.
5. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
6. Trần Thúy Hằng, Đào Thị Thu Thủy (2013), Thiết kế bài giảng vật lí 10 (tập hai), NXB Hà Nội.
7. I. F. Kharlamop (1979), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thế Khôi (2014), Giáo trình lí luận dạy học vật lí, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
9. Nguyễn Văn Thu (1999), Giáo trình phân tích chương trình vật lí THPT (phần Cơ nhiệt), Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
10. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Vật lí 10 (45 phút) I. Trắc Nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số: A. A. áp suất, thể tích, khối lượng B. B. áp suất, nhiệt độ, thể tích C. C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ D. D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng
Câu 2: Trong hệ tọa độ (p, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. đường thẳng nếu kéo dài thì không đi qua gốc tọa độ.
B. đường hypebol.
C. đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. D. đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
Câu 3: Trong quá trình đẳng áp thì thể tích của một lượng khí xác định A. tỉ lệ thuận với bình phương của nhiệt độ tuyệt đối.
B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 4: Đối với một lượng khí xác định có nhiệt độ không đổi, khi thể tích tăng 2 lần thì áp suất:
A. A. giảm 2 lần B. B. tăng 2 lần C. C. không đổi D. D. giảm 4 lần
Câu 5:Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. đun nóng khí trong một bình đậy kín.
B. không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng. C. đun nóng khí trong một xylanh, khí nở ra đẩy pittông chuyển động.
D. làm lạnh khí trong một xylanh, khí co lại làm pittông chuyển động.
Câu 6:Một bong bóng khí khi nằm dưới đáy hồ có thề tích bằng V0, dần dần nổi lên mặt nước.Coi nhiệt độ không đổi. Nếu biết áp suất của nước dưới đáy hồ là 2
atm và áp suất của không khí trên mặt hồ là 1atm thì khi nổi lên, ngay sát phía dưới mặt nước, thể tích V của bóng khí đó bằng:
A. V = 2V0. B. V=4V0. C. V =3V0. D. V = 5V0. II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Bơm không khí ở áp suất 1atm vào một quả bóng cao su, mỗi lần nén pitton thì đẩy được 100 cm3. Biết thể tích bóng là 3 lít. Cho rằng trước khi bơm bóng thì quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không đổi. Nếu nén 60 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu?
Câu 2: (4 điểm)Cho 110g khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thể tích khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Nếu cho toàn bộ 110g lượng khí CO2 trên vào bình đựng 12 lít, ở 137oC thì áp suất của bình đựng là bao nhiêu?
b) Nếu cho toàn bộ 110g lượng khí CO2 trên vào bình đựng 56l, ở áp suất 1520 mmHg thì nhiệt độ của bình đựng lúc này là bao nhiêu?
c) Nếu giảm lượng khí CO2 đi 50g rồi cho vào bình đựng có áp suất 1,5.105 Pa ở nhiệt độ 0oC thì bình chứa có thể tích là bao nhiêu?