• Chất thơm: Dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hoà tan vào parafin khi nóng chảy.
Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơm; bấc nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.
Khuôn nến có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.
Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn.
Parafin nóng chảy ở 50 - 550C nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60 - 650C. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy quả các khe hở của khuôn.
Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn lẫn các màu.
Cũng có thể dùng một chất để vừa tạo màu cho thân cây vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:
+ Nến xanh lá cây: Dùng Crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni đicromat hoặc nung nóng natri đicromat với lưu huỳnh.
+ Nến vàng: Dùng natri cromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+.
Trong những ngày lễ lớn chúng ta được xem những màn pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên.