Đối với cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Hà Giang (tt) (Trang 25 - 26)

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm, 5 năm với nội dung cụ thể về vị trí việc làm, số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian tuyển dụng;

- Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện sơ tuyển, kiểm tra, phỏng vấn, thử việc để lựa chọn đúng người cần thiết trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch kêu gọi sự hợp tác của các chuyên gia có uy tín theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện.

- Tạo điều kiện phát huy năng lực của đối tượng thu hút; quan tâm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; tạo cơ hội cho đối tượng thu hút được đào tạo và thăng tiến.

- Áp dụng mô hình thi tuyển các chức danh lãnh đạo để tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng, cạnh tranh cho đối tượng thu hút.

- Thực hiện đánh giá nghiêm túc, khách quan về năng lực, trình độ, phẩm chất của đối tượng thu hút sau một thời gian công tác. Từ đó đề xuất các biện pháp khen thưởng, tôn vinh hoặc xử lý, sa thải phù hợp.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách thu hút nhân lực trình độ cao.

24

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH ngày càng cao trong điều kiện mới, đòi hỏi các hoạt động của Nhà nước, của khu vực công đều phải đạt được mục tiêu chính trị và hiệu quả KT-XH. Nhà nước đang chuyển dần từ “cai trị” sang phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển KT-XH. Đội ngũ CB, CC không chỉ là nguồn lực chủ yếu để cấu thành các CQNN mà còn có quyết định cơ chế vận hành, tổ chức các hoạt động; quyết định sự thành công hay thất bại của cơ chế vận hành đó cũng như các hoạt động của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có một lực lượng NNL có trình độ cao đáp ứng yêu cầu, trách nhiệm điều chỉnh và phục vụ xã hội.

NNL chất lượng cao mà Nhà nước hướng đến bao gồm những lao động đã qua đào tạo và tự tích lũy được trong hoạt động, có chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao, có thái độ tốt trong phục vụ nhân dân; có khả năng hòa nhập, thích ứng với sự thay đổi của xã hội, của khoa học – công nghệ, làm việc có hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cho sự phát triển của cơ quan và toàn xã hội. Như vậy, muốn có một NNL chất lượng cao đòi hỏi cần có một quá trình từ khi học tập cho đến các kỹ năng trong quá trình làm việc.

Hiện nay NNL ở nước ta nói chung, ở tỉnh Hà Giang nói riêng bên canh ưu thế như: lực lượng dồi dào, tính cần cù, thông minh, sáng tạo còn có những hạn chế không nhỏ đó là chất lượng NNL chưa cao thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, kỹ năng lao động, thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong văn minh công nghiệp...

Để thu hút NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến năm 2030 và những năm tiếp theo trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, cần nhanh chóng thực hiện hàng loạt các chính sách, giải pháp về giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, chính sách về thu hút NNL chất lượng cao từ ngoài tỉnh, chính sách liên kết hợp tác với các chuyên gia, chính sách sử dụng và giữ chân người tài; ngoài ra còn giải pháp về phân bổ và nâng cao hiệu quả NNL, giải pháp về nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người, giải pháp tạo việc làm cho người lao động, giải pháp về tạo dựng môi trường xã hội thuận lợi để phục vụ cho việc khai thác, sử dụng, nâng cao chất lượng NNL.

Trong thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao vào các CQHCNN hiện nay, chủ thể thực hiện chính sách cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của đối tượng chính sách, coi NNL chất lượng cao là nhân tố quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có như vậy thì chính sách mới đạt được mục tiêu đề ra./.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Hà Giang (tt) (Trang 25 - 26)