Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 25 - 27)

- Về chỉ đạo chiến lược:

+ Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp.

+ Trên cơ sở nắm vững nguyên lý về mối quan hệ giai cấp và dân tộc, luôn đề cao vấn đề dân tộc, tập trung mọi lực lượng của toàn dân tộc chống đế quốc và tay

sai, giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở nắm vững nguyên lý cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng đã tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng.

- Về phương pháp cách mạng: Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

- Về chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang: Cách mạng không thể thắng lợi nếu không có sự chuẩn bị chu đáo và có thời cơ. Sự chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám là sự chuẩn bị lâu dài trong 15 năm. Đó là quá trình vừa xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang cách mạng, tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp các hình thức đấu tranh, kết hợp mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài.

- Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công.

2. Liên hệ

- Ngày nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, có nhiều thời cơ và nhiều thách thức đối với các dân tộc. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức cần đúc rút từ những bài học trong lịch sử, nhất là bài học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài học đó là:

+ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do dân và vì dân.

+ Không ngừng củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc.

+ Nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạng của thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Phần thứ ba

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của mỗi giáo viên dạy chuyên, công việc này lại rất cần thiết; bởi vì, phải đào tạo những học sinh say mê, có năng khiếu và trình độ học tập tốt môn học. Tuy nhiên, công việc này nhiều khó khăn và thách thức song những ai đã từng trải qua công tác này đều cảm thấy trưởng thành hơn rất nhiều về chuyên môn cũng như trách nhiệm hơn với nghề của mình. Và những thành quả mà chúng ta đạt được sẽ là sự động viên to lớn để thầy và trò tiếp tục phấn đấu trong giảng dạy và học tập.

Chuyên đề: “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh

giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945”

được nhóm giáo viên lịch sử nghiên cứu và biên soạn. Đó là quá trình tích hợp kết quả nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THPT chuyên. Mặc dù các tác giả đã cố gắng lựa chọn những nội dung mới vừa có tính kế thừa để trình bày, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều nội dung cần bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với các đối tượng hơn. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để tài liệu được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1930 đến 1945 (Trang 25 - 27)