Kỹ năng tham vấn

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp (Trang 30 - 31)

3.1.1. Tham vấn là gì?

Tham vấn là một tiến trình liên hệ tương hỗ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong tiến trình tham vấn nhà tham vấn sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giúp thân chủ giải quyết vấn đề và tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề, tăng cường chức năng xã hội của họ.

3.1.2. Các kỹ năng cơ bản được sử dụng trong tham vấn 3.1.2.1. Chủ động lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Hoàn toàn tập trung vào người nói bằng các kỹ năng bằng lời và không lời - Ngăn cản những cản trở như tiếng ồn, sự hiện diện của nhiều người khác trong tiến trình tham vấn.

- Ghi nhớ chính xác những điều đã được nói

- Làm cho người được tham vấn cảm thấy hiểu, thoải mái và yên tâm

3.1.2.2. Quan sát

Chủ động nhìn vào các hành vi khồng bằng lời

Quan sát những biểu hiện trên nét mặt, cử động chân tay, tư thế, …của người được tham vấn

3.1.2.3. Phản ánh

Phản ánh lại những ý kiến và cảm xúc của người được tham vấn đề đảm bảo chúng được hiểu chính xác

3.1.2.4. Sàng lọc

Kiểm tra lại với người được tham vấn để tránh sự phân tích và giải thích quá mức

Đưa ra những câu hỏi thích hợp, vào thời điểm thích hợp và đúng cách

3.1.2.5. Hỏi/ thăm dò

Bắt đầu bằng câu hỏi chung chung (rõ nghĩa) để kích thích sự bày tỏ cao nhất về suy nghĩ và cảm xúc

Các câu hỏi được đưa ra nên đơn giản, rò ràng từng bước liên quan với mục đích và thích hợp.

Theo sau đó bằng các câu hỏi có trọng tâm nhằm thu thập thông tin chính xác về thời gian, vị trí để sàng lọc các ý nghĩa hoặc tập trung hơn nữa về chủ đề.

Các kỹ năng thăm dò được đưa ra nếu như thông tin chưa đầy đủ, không rỏ ràng hay không nhất quán với các thông tin khác được đưa ra trước đó.

3.1.2.6. Chú giải

Kiểm tra xem bạn có nghe đúng nội dung hay không

Chú giải những lời nói một cách chính xác về cảm xúc đã được người tham vấn bày tỏ.

3.1.2.7. Đối chất

30

Nhận biết những mâu thuẫn trong hành vi của người khác… để hiểu rỏ họ hơn.

3.1.2.8. Tiến trình tham vấn

Giai đoạn 1: (Nhận diện vấn đề)

- Người tham vấn tạo mối quan hệ với thân chủ - Thu thập thông tin

- Xác định vấn đề - Gạn lọc mong đợi

- Cùng thân chủ lập kế hoạch can thiệp trị liệu Giai đoạn 2: (thực hiện kế hoạch)

- Cung cấp thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp thân chủ xác định những giai pháp thay thế hay các lựa chọn - Gạn lọc và đánh giá hệ quả của mỗi giải pháp thay thế

- Hướng dẫn thân chủ thực hiện kế hoạch - Khuyến khích thân chủ thực hiện kế hoạch

- Phối hợp với các nhà chuyên môn hoặc các tổ chức khác - Thăm viếng tại nhà

- Ghi hồ sơ theo dõi Giai đoạn 3: (Kết thúc)

- Giúp thân chủ đánh giá kết quả - Khóa hồ sơ

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp (Trang 30 - 31)