Sự phát triển của ấu trùng

Một phần của tài liệu đánh giá sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) dòng tôm đồng nai thế hệ f3 (Trang 30)

4.2.1 Chỉ số biến thái

Kết quả chỉ số biến thái của ấu trùng tôm càng xanh của 3 nhóm tôm mẹ được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Chỉ số biến thái của ấu trùng ƣơng

Chỉ tiêu (LSI) Nghiệm thức

Nhóm tôm mẹ lớn (N=21) Nhóm tôm mẹ nhỏ (N=47) Nhóm toàn đàn (N=68) LSI-ngày thứ 3 2,93±0,14a 2,86±0,27a 2,88±0,24a LSI-ngày thứ 6 4,14±0,22a 4,16±0,20a 4,15±0,20a LSI-ngày thứ 9 4,88±0,34a 4,89±0,28a 4,88±0,31a LSI-ngày thứ 12 6,16±0,23a 6,24±0,27a 6,21±0,26a LSI-ngày thứ 15 7,53±0,38a 7,49±0,36a 7,50±0,36a LSI-ngày thứ 18 9,30±0,48a 9,11±0,51a 9.17±0,50a LSI-ngày thứ 21 10,37±0,44a 10,26±0,55a 10,23±0,53a LSI-ngày thứ 24 11.31±0,48a 11,96±0,52a 11,07±0,53a

Các giá trị thể hiện trên Bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 hàng có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tôm post 15 được tính từ ngày xuất hiện post đầu tiên đến ngày thứ 15. N số cặp tôm bố mẹ thí nghiệm.

Tuy giữa 3 nhóm tôm mẹ có sự lựa chọn về kích thước tôm bố mẹ để thu ấu trùng bố trí thí nghiệm, nhưng trong suốt quá trình ương chỉ số biến thái giữa 3 nhóm tôm mẹ không chênh lệch lớn. Do ấu trùng tôm được ương cùng là dòng tôm Đồng Nai nên quá trình phát triển của ấu trùng tôm không khác nhau, dù kích cỡ tôm bố mẹ khác nhau. Vì thế có thể nói chỉ số biến thái của ấu trùng tôm càng xanh không bị ảnh hưởng bởi kích thước của tôm bố mẹ. LSI từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 24 ở cả 3 nhóm tôm mẹ đạt từ 2,88±0,24 đến 11,07±0,53. Kết quả nầy là cao hơn so với thí nghiệm ương ấu trùng tôm càng xanh được thực hiện ở thế hệ F2 là từ 2,21±0,21 đến 9,32±0,75 (Hồ Cát Thịnh, 2013).

Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2003) thì sức sinh sản và kích thước trứng của tôm mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng, nhưng cả 2 yếu tố này đều không có sự khác biệt ý nghĩa nên chỉ số biến thái của ấu trùng cũng không có sự khác biệt lớn. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng thời gian biến thái của ấu trùng cũng thay đổi theo cách cho ăn và điều kiện môi trường (New và Singholka, 1985), chế độ dinh dưỡng kém và điều kiện môi trường bất lợi cũng có thể kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng (Yên (1999) trích bởi Nguyễn Quang Trung, 2004).

4.2.2 Kích thƣớc ấu trùng

Kích thước của ấu trùng theo từng giai đoạn của 3 nhóm tôm mẹ được trình bài dưới Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Kích thƣớc các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh

Kích thƣớc ấu trùng (mm) Nghiệm thức Nhóm tôm mẹ lớn (N=21) Nhóm tôm mẹ nhỏ (N=47) Nhóm toàn đàn (N=68) Giai đoạn I 1,93 ±0,14a 1,92±0,13a 1,93 ±0,13a Giai đoạn V 3,01 ±0,18b 2,94±0,23a 2,96 ±0,22a Giai đoạn XI 7,41±0,43b 7,33±0,54a 7,36±0,51a Giai đoạn post 1 7,52±0,44b 7,44±0,55a 7,46 ±0,52a Giai đoạn post 15 ngẫu nhiên 10,64±1,00a 10,47±2,30a 10,52±1,99a Giai đoạn post 15 chọn lọc 11,77 ±0,81c 11,56±0,97a 11,64±0,96b

Các giá trị thể hiện trên Bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 hàng có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tôm post 15 được tính từ ngày xuất hiện post đầu tiên đến ngày thứ 15. N số cặp tôm bố mẹ thí nghiệm.

Kích thước ấu trùng tôm càng xanh qua các giai đoạn phát triển 0 2 4 6 8 10 12 14 I V XI P1 P15 ngẩu nhiên P15 chọn lọc Giai đoạn K ích th ư ớc (m m ) Nhóm tôm mẹ lớn Nhóm tôm mẹ toàn đàn Nhóm tôm mẹ nhỏ

Hình 4.2: Kích thƣớc ấu trùng tôm càng xanh qua các giai đoạn phát triển.

Ở giai đoạn 1, chiều dài trung bình ở nhóm tôm mẹ lớn là 1,93 ±0,14 (mm) lớn hơn nhóm tôm mẹ nhỏ là 1,92±0,13(mm) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Nguyễn Việt Thắng (1995) thì kích thước ấu trùng 1 ngày tuổi là 1,8 (mm). Uno và Soo (1969), kích thước của ấu trùng 1 ngày tuổi đạt 1,92 mm (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Chiều dài của ấu trùng tôm từ giai đoạn V đến P15 chọn lọc giữa nhóm tôm mẹ lớn và 2 nhóm tôm mẹ còn lại có sự chênh lệch đáng kể và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về chiều dài do tỷ lệ sống của từng bể ương khác nhau và thời gian ương khác nhau. Chiều dài của ấu trùng tôm giai đoạn V (3,01±0,18 mm) ở nhóm tôm mẹ lớn lớn hơn nhóm tôm mẹ nhỏ là (2,94±0,23 mm) và nhóm toàn đàn là (2,96±0,22 mm), và giai đoạn XI chiều dài ấu trùng đạt (7,41±0,43 mm) ở nhóm tôm mẹ lớn lớn hơn ở nhóm tôm mẹ nhỏ là (7,33±0,54 mm) và nhóm toàn đàn là (7,36±0,51 mm), các khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có thể nói sự phân nhóm kích cỡ ấu trùng theo nhóm khối lượng tôm mẹ, kết quả này cao hơn so với thí nghiệm ương tôm càng xanh được thực hiện ở F2 (giai đoạn V: 2,89- 2,95 mm; giai đoạn XI: 6,27- 6,31 mm. Hồ Cát Thịnh, 2013). Theo New (2002), kích thước ấu trùng ở giai đoạn XI và giai đoạn post 1 là 7,7 mm. Theo Lương Đình Trung (2000) chiều dài tôm Post 1 đạt 7,68 mm. Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (2000) thì kích thước của tôm bột 1 ngày tuổi là 7 mm.

kích thước nhóm tôm post ngẫu nhiên của nhóm tôm mẹ lớn là (10,64± 1,00 mm) lớn hơn nhóm toàn đàn là (10,52± 1,99 mm) và lớn hơn nhóm tôm mẹ nhỏ là (10,47±2,30 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa

Kích thước tôm post 15 chọn lọc ở 3 nhóm tôm mẹ có sự khác biệt (p<0,05), trong đó kích thước tôm post nhóm tôm chọn lọc của nhóm tôm mẹ lớn (11,76±0,81 mm) có kích thước lớn hơn nhóm toàn đàn (11,64±0,96 mm) và vượt trội hơn nhóm tôm mẹ nhỏ (11,58±0,97mm). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu được thực hiện ở F2, theo Hồ Cát Thịnh, (2013) kích thước tôm post 15 đối với nhóm tôm ngẫu nhiên là 9,45 mm và nhóm tôm chọn lọc là 10,78 mm. Điều này cho thể hiện tính trạng di truyền ở tôm càng xanh được cải thiện theo chương trình gia hóa.

4.2.3 Tỷ lệ sống, năng suất và khối lƣợng tôm post.

Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá ấu trùng và tôm post được trình bày dưới Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ sống, năng suất và khối lƣợng tôm post

Chỉ tiêu Nghiệm Thức Nhóm tôm lớn (N=21) Nhóm tôm nhỏ (N=47) Nhóm tôm toàn đàn (N=68)

Ngày xuất hiện post (ngày) 19,62 ±1,07a 20,70±1,96a 20,37 ±1,79a Năng suất Post 15 (con/lít) 28,00 ±5,04a

27,52±6,21a 27,67±5,84a Tỷ lệ sống (%) 46,47±8,41a 45,87±10,34a

45,99±9,94a Khối lượng tôm post 15 ngẫu

nhiên (n=30)(g)

0,013±0,0022a

0,012±0,0018a 0,013±0,002a Khối lượng tôm post 15 chọn lọc

(n=30)(g)

0,020±0,0024b 0,018±0,0023a 0,019±0,003a

Các giá trị thể hiện trên Bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 hàng có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tôm post 15 được tính từ ngày xuất hiện post đầu tiên đến ngày thứ 15. N số cặp tôm bố mẹ thí nghiệm.

Bảng 4.4 cho thấy, ngày xuất hiện post đầu tiên khá sóm 19,62 ±1,07 ở nhóm tôm mẹ lớn, 20,37±1,79 ở nhóm toàn đàn và 20,70±1,96 ở nhóm tôm mẹ nhỏ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thời gian xuất hiện P1 sóm hơn nhiều so với thí nghiệm ương tôm càng xanh được thực hiện ở F2 (25,51- 26,04). Như vậy, cho thấy trong cùng 1 dòng tôm thì thời gian xuất hiện post đầu tiên gần bằng nhau giữa các nhóm tôm mẹ. Bên cạnh đó các yêu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến ngày xuất hiện post. Theo Lương Đình Trung (2000) sau 25 ngày ương ấu trùng tôm trong điều kiện thuần lợi sẽ biến thái thành tôm bột. Đinh Thế Nhân và ctv (2009) cũng cho rằng tôm post đầu tiên xuất hiện sau 24 ngày ương nuôi. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), chu kỳ ương của mô hình nước xanh cải tiến với mật độ 60 ấu trùng/L là 30 ngày. New (2002) cho rằng thời gian xuất hiện tôm post đầu tiên ít nhất sau 16 ngày ương, như vậy kết quả thu được phù hợp với các

Tỉ lệ sống ấu trùng theo nhóm tôm mẹ 0 10 20 30 40 50 60 70

Nhóm tôm mẹ lớn Nhóm tôm mẹ nhỏ Nhóm tôm mẹ chung

Nhóm tôm mẹ

Tỉ lệ sống (%)

Hình 4.2 Tỷ lệ sống ấu trùng theo các nhóm tôm mẹ

Qua Hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ sống trung bình tính từ giai đoạn 1 đến tôm post 15 của 3 nhóm tôm mẹ đều đạt trên 45% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong đó, tỷ lệ sống của nhóm tôm mẹ lớn là 46,47±8,41% cao hơn của nhóm toàn đàn là 45,99±9,94% và cao hơn nhóm tôm mẹ nhỏ là 45,87±10,34%. Kết quả này cao hơn hơn so với nghiên cứu được thực hiện ở F2 (41,79 - 46,02). Cho thấy rằng, trong cùng 1 dòng tôm tỷ lệ sống của ấu trùng không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng được nâng cao qua các thế hệ là do sự di truyền các tính trạng tốt và sự rút ngắn của số ngày ương cũng góp phần làm tăng tỷ lệ sống. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), tỷ lệ sống đạt từ 30-90 % và đối với mô hình nước xanh cải tiến thì tỷ lệ sống trung bình dao động từ 50-75%. Trần Thị Thanh Hiền (2004) cho biết tỷ lệ sống của ấu trùng từ tôm mẹ nuôi vỗ dao động từ 60,0-80,0. Kết quả này không chênh lệch nhiều so với nghiên cứu của các tác giả trên nên có thể chấp nhận được.

Năng suất post nhóm tôm mẹ lớn là 28,00±5,04 con/lít tuy cao hơn nhóm toàn đàn là 27,67±5,84 con/lít và nhóm tôm mẹ nhỏ là 27,52±6,21 nhưng năng suất post 15 thu được từ các nhóm tôm mẹ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Kết quả này so với thí nghiệm ương tôm càng xanh được thực hiện ở F2 (27,49 ±4,84 con/l) thì đã được cải thiện đáng kể. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi (2009) năng suất tôm post 15/lít của tôm nuôi vỗ dao động từ 32,3- 45,9 tôm bột/lít. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), năng suất tôm post 15/lít là 27,8 con/lít. Kết quả này không chênh lệch nhiều so với

Khối lượng tôm post 15 ngẫu nhiên nhóm tôm mẹ lớn là 0,013±0,0022g, nhóm toàn đàn là 0,013±0,002g và nhóm tôm mẹ nhỏ là 0,013±0,0018 g, khác biệt giữa 3 nhóm tôm mẹ không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Khối lượng tôm post 15 chọn lọc ở nhóm tôm mẹ lớn là 0,020±0,0024g cao hơn nhóm toàn đàn là 0,019±0,003g và cao hơn nhóm tôm mẹ nhỏ là 0,018±0,0023 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nhóm tôm mẹ lớn và 2 nhóm tôm mẹ còn lại. Trong đó thì khối lượng tôm post của nhóm tôm mẹ lớn vượt trội hơn so với 2 nhóm tôm mẹ còn lại, điều này có thể nói nhóm tôm ở nhóm tôm mẹ lớn được thừa hưởng gen từ bố mẹ. Theo Đinh Hùng và ctv (2012) khi chọn giống tôm càng xanh theo trọng lượng thân thì các tính trạng tăng trưởng khác cũng theo đó được cải thiện. Giữa 3 nhóm tôm mẹ thí nghiệm có sự khác biệt nhưng so với các nghiên cứu trước đó vẫn chưa thể hiện được sự vượt trội. Theo New (2002), tôm post sau 20 ngày ương sẽ có khối lượng 0,02g. Kết quả nghiên cứu trên vẫn chấp nhận được.

4.3 Đánh giá chất lƣợng ấu trùng tôm càng xanh

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tôm post được trình bày dưới Bảng 4.5

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá tôm Post 15

Chỉ tiêu Nghiệm thức Nhóm tôm mẹ lớn (N=21) Nhóm tôm mẹ nhỏ (N=47) Nhóm toàn đàn (N=68) Tỷ lệ sống khi sốc formol (150 ppm)(%) 96,00±3,35a 97,23±3,01a 96,87± 3,28a Tỷ lệ sống khi sốc ammonium (100 ppm)(%) 96,03±4,03a 96,88±3,96a 96,62± 3,97a

Các giá trị thể hiện trên Bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 hàng có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

N số cặp tôm bố mẹ thí nghiệm.

Qua Bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ sống tôm Post 15 của 3 nhóm tôm mẹ đều trên 96% sau khi tiến hành sốc formol và ammonium trong 30 phút, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này cho thấy sức khỏe của tôm post 15 là rất tốt. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (2008), nồng độ formol gây sốc trên ấu trùng tôm sú là 200 mg/l trong 60 phút, kết quả này cao hơn so với nồng độ sốc trên tôm càng xanh trong nghiên cứu này. Theo G. Figueroa- Lucero et al., (2011), nồng độ LC50 của ammonium trên tôm Macrobrachium tenellum là từ 9,39-85,16 mg/l. Kết quả cho thấy với nồng độ formol 150 ppm và Amonium 100 ppm sốc trong 30 phút không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sống bình thường của tôm post.

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết Luận

Các yếu tố môi trường trong khoảng giá trị thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh.

Biến thái và tăng trưởng của ấu trùng tôm: Chỉ số biến thái của ấu trùng tôm giữa 3 nhóm tôm mẹ là tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kích thước tôm post 15 chọn lọc ở nhóm tôm mẹ lớn (11.77±1.81 mm) lớn hơn nhóm toàn đàn (10,64±0,96 mm) và nhóm tôm mẹ nhỏ (11,56±0,97mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Khối lượng tôm post 15 chọn lọc ở nhóm tôm mẹ lớn (0,021±0,0023g) lớn hơn nhóm toàn đàn (0,019±0,003g) và vượt trội hơn nhóm tôm mẹ nhỏ (0,018±0,0023 g), các khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tỷ lệ sống giữa nhóm tôm mẹ lớn (46,47±8,41%) cao hơn nhóm tôm mẹ nhỏ (45,87±10,34%) và nhóm toàn đàn (45,99±9,94%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Năng suất ở cả 3 nhóm tôm mẹ đạt được trên 27,5 con/lít và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Đánh giá chất lượng ấu trùng tôm càng xanh: Tỷ lệ sống khi sốc formol và sốc ammonium ở cả 3 nhóm tôm mẹ đều đạt trên 96% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nuôi tôm post của dòng tôm Đồng Nai thế hệ F3 và cho sinh sản, ương nuôi ấu trùng thế hệ F4 để đánh giá chất lượng ấu trùng tôm một cách chính xác hơn.

Nghiên cứu tiếp sự ảnh hưởng của kích thước tôm bố mẹ lên ấu trùng tôm càng xanh, để tạo ra nguồn tôm bố mẹ có chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất giống và nghề nuôi tôm càng xanh ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ang K.J. (1985). The evolution of an enviromentally friendly hatchery technology for Udang Galah, the king of freshwater prawn and a limpe into

Boy. (1998). Water Quality for Pond Aquaculture. Bộ môn Khai thác và Nuôi trồng thủy sản. Đại học Auburn, Alabama 36894 Hoa kỳ.

Cục nuôi trồng thủy sản – Bộ NN&PTNT, 2009. Qui hoạch nuôi trồng thủy sản ĐBSCL đến năm 2020.

Daniels W. H, R.O Cavalli and R. P. Smullen, 2002. Broodstock management. In M. B New and W. C. Valenti (Edts) Freshwater Prawn Culture. Blackwell Sciece. 41-51.

Đinh Thế Nhân, Trần Hữu Lộc, Mathieu Wille và Patrick Sorgeloos, 2009. So sánh hoạt động sinh sản và chất lượng ấu trùng của các dòng tôm càng xanh từ các vùng khác nhau. Aquaculture volum 298, sues (36-42).

Đinh Hùng và ctv, 2012. Thông số di truyền các tính trạng tăng trưởng trên tôm càng xanh chọn giống qua hai thế hệ. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2.

FAO, (2002). Farming freshwater prawns – A manual for the culture of the giant riiver prawn (Macrobrachium rosenbergii). 212pp.

G. Figueroa-Lucero et al., (2011). Acute toxicity of ammonia on

Macrobrachium tenellum (SMITH) lavare. Rev. Int. Contam. Ambie. 28 (2)

145-150.

Hồ Cát Thịnh, 2013. Đánh giá tỷ lệ sống và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) – dòng tôm Đồng Nai thế hệ F2. Luận văn tốt nghiệp đại học.

Ling, S.W., Merican, A.B.O. 1961. Notes on the life and habits of the adults and larval stages of Macrobrach ium rosenbergii (de Man). FAO/IPFC Proceedings 9, 55–661.

Lê Xuân Sinh, 2008. mô hình kinh tế sinh học để cải thiện hiệu quả kinh tế kỹ thuật của trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí thủy sản 2008 (2): 143-156.

Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền và Trần Văn Bùi, 2006. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí thủy sản 2006: 268-279.

New, M. (2002). Farming Freshwater Prawns: A Manual for the Culture of the Giant River Prawn (Macrobrachium rosenbergii). FAO Fisheries Technical Paper 428, 212pp.

Một phần của tài liệu đánh giá sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) dòng tôm đồng nai thế hệ f3 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)