Các thương tật thứ cấp thường gặp: + Loét do đè ép

Một phần của tài liệu tiểu luận Tai biến mạch máu não, cách chăm sóc và phục hồi chức năng (Trang 32 - 36)

+ Loét do đè ép + Teo cơ + Tình trạng co rút + Các tổn thương nhiễm trùng + Các biến chứng về tim mạch + Bán trật khớp vai + Loãng xương - Chăm sóc

+ Theo dõi: Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng thông khí, tình trạng liệt, tình trạng liệt, tình trạng loét, các biến chứng

+ Can thiệp y lệnh: Thuốc uống, thuốc tiêm, truyền dịch…(TYL), phụ bác sỹ làm thủ thuật

+ Chăm sóc cơ bản: Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi chăm sóc tránh nhiễm trùng, chăm sóc da, chăm sóc mắt, chăm sóc tiêu hóa, tiết niệu, đảm bảo dinh dưỡng, phòng chống loét.

+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh về cách chăm sóc và các bài tập vận động thụ động

+ Phục hồi chức năng: Bố trí giường nằm, các vị thế theo mẫu phục hồi, các

bài tập thụ động

Người bệnh liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài giảm khả năng vận động họ còn có thể bị giảm cả khả năng nhận thức, giao tiếp… do vậy làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và khả năng tái hội nhập cộng đồng của họ. Vì vậy vai trò của người diều dưỡng trong chăm sóc và phục hồi chức năng trong giai đoạn sớm là rất quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng và phục hồi chức năng ngay từ giai đoạn sớm thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm kinh phí và sớm đưa người bệnh trở lại cuộc sống độc lập của họ.

PHỤ LỤC

Bảng 1: Kỹ thuật thở oxy bằng gọng kính mũi.

Thứ tự Cách tiến hành

1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 2 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ

3 Kiểm tra sự hoạt động của toàn bộ hệ thống oxy

4 Đánh giá tình trạng bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân (hoặc người nhà) về thủ thuật sắp làm. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

5 Hút đờm dãi nếu cần. 6 Vệ sinh mũi miệng

7 Lắp ống thông ôxy gọng kính vào hệ thống ôxy và mở van điều chỉnh, kiểm tra sự hoạt động của toàn bộ hệ thống.

8 Đưa ống thông ôxy gọng kính vào hai lỗ mũi bệnh nhân đúng kỹ thuật. 9 Cố định đầu ống thông bằng cách đeo hai dây dẫn oxy vào hai bên

vành tai và cột hai dây vào dưới cằm của bệnh nhân. 10 Điều chỉnh lại lưu lượng oxy đúng chỉ định.

11 Theo dõi tình trạng bệnh nhân. 12 Thu dọn dụng cụ.

Bảng 2: Kỹ thuật hút đờm đường hô hấp trên. Thứ

tự Các bước tiến hành

1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 2

Chuẩn bị dụng cụ: ống hút đờm cỡ thích hợp, máy hút, găng vô khẩn, gạc miếng, chai nước muối rửa NaCl 0.9% hoặc NaHCO3 140/00, bơm kim tiêm, sô đựng dung dịch khử khuẩn, khăn bông nhỏ.

3 Đối chiếu. giải thích cho người bệnh và gia đình ( nếu cần) về thủ thuật sắp làm

4 Hướng dẫn cho người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung cho người bệnh (nếu cần). Để người bệnh ở tư thế thích hợp

5 Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực, trải khăng trước ngực người bệnh.

6 Mở túi hoặc hộp ống hút, đi găng, nối ống hút với hệ thống hút. Tắt máy hút hoặc mở cửa sổ ống hút

7 Đưa ống hút vào mũi, miệng người bệnh.

8 Bật máy hút hoặc đóng cửa sổ máy hút. Đưa ống hút từ dưới lên, đồng thời xoay nhẹ ống hút.

9 Nếu đờm đặc, bơm rửa nhẹ bằng NaCl hoặc NaHCO3. Lặp lại động tác hút đến khi sạch.

10 Hút nước tráng ống, tháo ống hút, ngâm ống hút vào dung dịch khử khuẩn. 11 Tháo bỏ găng, để người bệnh về tư thế thoải mái

12 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án.

Bảng 3: Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày.

Thứ tự Các bước tiến hành

1 Điều dưỡng rửa tay.

2 Dụng cụ: Khay chữ nhật, ống thông phù hợp, bơm tiêm 50ml, gạc miếng, đè lưỡi, găng tay sạch, tấm nilon, khăn bông, kẹp kose, băng dính, kéo, bát kền, dầu nhờn

paraphin, khay hạt đậu, tăm bông, cốc nước, cốc thức ăn có chia độ, ống nghe. 3 Đối chiếu người bệnh, giải thích, động viên người bệnh hoặc người nhà

4 Để người bệnh ở tư thế thích hợp, choàng nilon, khăn trước ngực, đặt khay hạt đậu cạnh cằm hoặc má người bệnh.

5 Vệ sinh mũi hoặc miệng, cắt băng dính, rót dầu nhờn, rửa tay, đi găng.

6 Đo ống thông: từ cánh mũi hoặc miệng bên đặt → dái tai → mũi ức, đánh dấu. 7 Bôi trơn đầu ống thông.

8 Đưa ống thông nhẹ nhàng qua mũi (miệng) vào dạ dày đến chỗ đánh dấu.

9

Dùng đè lưỡi kiểm tra ống thông có cuộn trong miệng không. Kiểm tra ống thông chắc chắn vào dạ dày chưa (bằng 2 phương pháp: hút dịch trong dạ dày, có dịch là ống thông đó ở dạ dày; cách 2 bơm 30ml hơi vào dạ dày đồng thời đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra.

10 Cố định ống thông, nghiêng đầu người bệnh, tráng ống bằng nước trước khi cho ăn. 11

Kiểm tra thức ăn, lấy thức ăn vào bơm tiêm, đuổi hết khí. Lắp bơm vào ống thông bơm từ từ đến khi hết hoặc gắn phễu vào đầu ống thông cho thức ăn vào từ từ. Theo dõi sắc mặt người bệnh.

12 Tráng ống thông bằng nước chín, nút kín đầu ống thông và cố định ở đầu giường. Nếu rút ống: rút từ từ còn khoảng 20cm kẹp chặt rồi rút hết.

13 Lau miệng cho người bệnh, giúp người bệnh về tư thế thoải mái. 14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn An ( 2008), Điều dưỡng nội tập 1. Nhà xuất bản y học (Tr 79- 90). 2. Nguyễn Đạt Anh ( 2009), Điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Nhà xuất bản giáo

dục (Tr 115- 119).

3. Cao Minh Châu (2010), Bài giảng điều dưỡng phục hồi chức năng. Bộ môn PHCN (Tr 20-24).

4. Trần Văn Chương (2005), Tập huấn về PHCN đột quỵ

5. Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng vận động liệt nửa người do TBMMN, (Tr 264 – 285)

6. Vũ Thị Bích Hạnh (2008), Phục hồi chức năng (Sách đào tạo cho cử nhân điều dưỡng). Nhà xuất bản giáo dục ( tr 56- 64)

7. Lê Đức Hinh (2001), Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Nhà xuất bản y học (Tr 19- 35).

8. Ngô Huy Hoàng (2004), Điều dưỡng nội khoa. Bộ môn điều dưỡng Trường Đại học điều dưỡng Nam Định, (Tr 34- 40).

9. Nguyễn Thị Huệ (2007), Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác điều dưỡng phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị TBMMN giai đoạn sớm (Khóa luận tốt nghiệp), (Tr 1- 17).

10. Lương Tuấn Khanh (2005), Phục hồi chức năng bệnh nhân bị liệt nửa người do TBMMN, (Tr 7- 17).

11. Nguyễn Văn Khoe (2003), Tập san thần kinh học (Hội thần kinh Việt Nam), (Tr 82- 84)

12. Lê Văn Thính (2010), Chẩn đoán và điều trị TBMMN. Nhà xuất bản y học, (Tr7- 17).

13. Nguyễn Quang Quyền (2007), Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bản y học. Hình 138

Một phần của tài liệu tiểu luận Tai biến mạch máu não, cách chăm sóc và phục hồi chức năng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w