Định hướng và mục tiêu trong quản trị chuỗi Cung Ứng của Trung Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG

3.1Định hướng và mục tiêu trong quản trị chuỗi Cung Ứng của Trung Nguyên.

tới cà phê mới lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến Việt Nam và đã biết đến nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được các đại lý nhượng quyền bán qua mạng và doanh số vẫn còn rất nhỏ so với doanh số ở thị trường trong nước. Việc áp dụng các chiến lược thương hiệu và mở tiệm cà phê ra nước ngoài có cả thành công lẫn thất bại. Hiện tại, Trung Nguyên có hai tiệm cà phê ở Singapore và một vài tiệm ở các nước khác. Dù chưa thật sự nổi tiếng nhưng Trung Nguyên đã bước đầu đặt chân ra các thị trường ngoài nước khá thành công.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖICUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG

NGUYÊN

3.1 Định hướng và mục tiêu trong quản trị chuỗi Cung Ứng của TrungNguyên. Nguyên.

Định hướng trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên: hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược phát triển thương hiệu Việt và trở thành hệ thống phân phối địa phương làm đối trọng với các tập đoàn phân phối nước ngoài.

Mục tiêu trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên:

- Thống lĩnh thị trường nội địa.

- Gia tăng gấp đôi độ phủ các điểm bán:

• Kế hoạch đặt ra là trong nước sẽ có 35.000 cửa hàng tạp hóa và cửa hàng thành viên tham gia dự án G7Mart. G7 sẽ xây dựng được 20 trung tâm phân phối, 100 Tổng kho phân phối, 7 Trung tâm thương mại và 7 Đại siêu thị.

• Xây dựng 6 trung tâm thương mại G7 theo tiêu chuẩn quốc tế của người Việt Nam.

- Chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ khách hàng để mở rộng thị trường mạnh mẽ.

- Phải hướng ra thế giới và giúp cho các sản phẩm, thương hiệu của Trung Nguyên hiện diện ở khắp nơi.

- Xây dựng thủ phủ cà phê toàn cầu: Đây là việc tạo ra một mô hình mẫu về phát triển bền vững. Một mô hình phát triển để đạt tới năng lực bền vững sẽ phải do chính cộng đồng bán địa chủ động đề xuất và phát triển. Đến nay, dự án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc từ nhiều nhà khoa học, kinh tế, văn hóa… đặc biệt được lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk coi là dự án trọng điểm trong chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh, cũng như sự khích lệ, quan tâm của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ. Đây là minh chứng cho sự đồng thuận tư tưởng về ý tưởng của dự án cũng như cơ sở để tin tưởng hiện thực hóa dự án.

- Thành lập tập đoàn, và mở rộng sang lĩnh vực phân phối nhằm cạnh tranh với các đại gia nước ngoài ở thị trường nội địa. Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó Trung Nguyên sẽ phát triển kênh phân phối nội địa trên cơ sở liên kết các nhà buôn và bán lẻ ở các địa phương trên toàn quốc.Tập đoàn này có mục tiêu phát triển nội mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành.

- Khoảng 10.000 cửa hiệu bán lẻ sẽ được tổ chức với cùng một hình thức và có quy mô chuẩn để phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng.

- Trung Nguyên không chỉ dừng lại ở những thị trường bán lẻ:gia tăng các dịch vụ như:

• Mua sắm bằng thẻ tiện lợi.

• Dịch vụ thanh toán tiện lợi dành cho các khách hàng không có thời gian. • Bán hàng qua Cataloge.

- Thành lập “ Hội quán Sáng tạo Trung Nguyên” Nơi giao lưu văn hóa nghệ thuật. - Trung Nguyên làm hệ thống quán nhượng quyền. Sẽ phát triển 20 quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và 18 quán ở Singapore.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên (Trang 31 - 33)