KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tóm tắt tổ chức dạy học phân hoá trong môn địa lí 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Qua quá trình nghiên cứu về tổ chức DHPH môn Địa lí THPT, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Luận án đã làm r cơ sở lí luận của DHPH: Xác định cơ sở Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học của DHPH; những ưu điểm và khó khăn khi tổ chức DHPH; các đặc điểm cơ bản của DHPH; ba cách tiếp cận DHPH: dựa trên thang phân loại tư duy của Bloom, Thuyết Đa trí tuệ của Gardner và dựa trên phân loại PCHT của Fleming giúp tối đa hóa hiệu quả học tập của từng HS. Luận án đã làm sáng tỏ khả năng vận dụng DHPH trong môn Địa lí 10 ở trường THPT phân tích mục tiêu, nội dung chương trình môn Địa lí và khả năng áp dụng DHPH trong môn Địa lí 10, đồng thời mô tả đặc điểm tâm sinh lí, trí tuệ, PCHT và NLNT của HS lớp 10 THPT. Mỗi HS có NLNT, PCHT, đặc điểm trí tuệ riêng biệt nên quyết định khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin trong quá trình học tập rất khác nhau.

1.2. Khảo sát thực tiễn DHPH ở nhiều tỉnh thành trong cả nước cho thấy nhiều GV chưa được cung cấp các kiến thức về DHPH, khá nhiều GV còn lúng túng khi sử dụng các hương pháp, kĩ thuật dạy học mới, ít tổ chức các hoạt động dạy học ngoài lớp, chưa tạo điều kiện cho HS được tự đánh giá kết quả học tập,... nên các giờ học mất đi sự hấp dẫn, nhiều HS chưa thích học môn Địa lí. Hầu hết GV chưa quan tâm tới PCHT của HS và chỉ đánh giá NLNT của các em qua trí tuệ ngôn ngữ và trí tuệ logic - toán, chưa khai thác các thế mạnh trí tuệ khác của HS. Điều đó cản trở sự phát triển hồn nhiên của HS, nhiều em thiếu tự tin và mất đi cơ hội phát huy năng lực bản thân. Tuy nhiên, hầu hết GV đều thấy rõ vai trò quan trọng của DHPH, nhiều GV đã phân loại HS theo NLNT và chủ động tìm hiểu, triển khai DHPH môn Địa lí. Vì vậy, cần thiết phải triển khai DHPH trong môn Địa lí một cách bài bản và hiệu quả trong các nhà trường phổ thông.

1.3. Luận án đã xác định rõ các nguyên tắc, yêu cầu và xây dựng quy trình và cách thức tổ chức DHPH trong môn Địa lí 10 THPT. Tác giả luận án đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, dễ vận dụng về ba cách tiếp cận DHPH trong môn Địa lí 10 dựa vào NLNT, PCHT và đặc điểm trí tuệ của HS. Không thể đồng bộ hóa kiến thức trong suốt quá trình dạy học. Các cách tiếp cận DHPH hướng tới việc tạo điều kiện cho HS được học dựa trên sự tương đồng về NLNT, PCHT, thế mạnh trí tuệ để thúc đẩy sự cố gắng và tạo tính cạnh tranh giữa các HS trong lớp. Ở tất cả các giai đoạn của quy trình DHPH, GV tôn trọng, nâng niu sự khác biệt về năng lực của mỗi HS và hỗ trợ sự phát triển năng lực một cách tối đa giúp tất cả HS đều tiến bộ và hạnh phúc mỗi ngày đến trường. Những biện pháp được nêu trong luận án không chỉ áp dụng được trong DHPH Địa lí 10 mà còn có thể áp dụng trong DHPH môn Địa lí nói chung và các môn học khác ở trường THPT, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.

1.4. DHPH có nhiều ưu điểm, hướng GV tới việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với NLNT, PCHT, đặc điểm trí tuệ của HS để tất cả HS chủ động và hứng thú học tập, tránh được những hạn chế của dạy học đồng loạt. GV phải quan tâm thực hiện phân hóa ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: Từ việc xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động dạy học đến KT, ĐG trong suốt quá trình dạy học.

DHPH thúc đẩy các GV đa dạng hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học và KT, ĐG đáp ứng đa dạng nhu cầu của HS trong lớp học. Có thể coi tổ chức DHPH là một trong những "phương thuốc đặc hiệu" chống căn bệnh dạy học “một chiều” khá phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay. Ẩn chứa trong mỗi hoạt động DHPH được tổ chức và quản lí thành công là những nỗ lực phi thường của GV. DHPH hướng tới mục tiêu vì sự trưởng thành của mỗi HS trên mọi phương diện, giúp các em khám phá bản thân để trở thành những người tự học hiệu quả và độc lập.

1.5. Tính khả thi của đề tài được khẳng định qua việc dạy TN tại 4 trường THPT ở các vùng khác nhau với các đối tượng HS khác nhau về NLNT, PCHT và đặc điểm trí tuệ. Kết quả TN cho thấy chất lượng giờ học ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC, HS chủ động, hứng thú tham gia các hoạt động học tập và ngày càng thích học Địa lí. Môi trường lớp học phân hóa rất thân thiện, an toàn, HS tự tin và tôn trọng lẫn nhau. Các sản phẩm học tập sáng tạo do HS thiết kế chứng tỏ các năng lực của HS đã được huy động, được phát triển và là bằng chứng thuyết phục cho tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tổ chức dạy học phân hoá trong môn địa lí 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w