5.1. Trên thế giới
Tổng diện tích 14.777 triệ u ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ 32% là đất rừ ng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Trong đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác các nước phát triển là 70%; các nước đang phát triển là 36%.Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.
Trên thế giới có khoảng 12,6 triệu ha đất phèn, chủ yếu xuất hiện ở các vùng ven biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới, gồm các vùng : Nam Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Nam Ấn Độ, Thái lan, Băng la đét, Đông và Nam Malayxia, Pakistan, Inđonexia,
Đông Nam của Đông- Timo, Miến điện, Việt Nam. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở: Guianas, Venezuela, Braxin, Achentina, Newsiland. Và những vùng ven biển thuộc lưu vực Đông Amazon, một số nước Đông Phi và Tây Phi. Một số đất phèn cũng được tìm thấy ở HàLan
5.2 Ở Việt Nam
Riêng Việt Nam có khoảng 2 triệu ha đất phèn chiếm gần 16% diện tích đất phèn trên thế giới, chiếm khoảng 30% diện tích đất canh tác của Việt Nam. Diện tích đất phèn phân bổ chủ yếu ở hai vùng đồng bằng, và một ít ở ven biển miền Trung. Ở miền Bắc có khoảng 200.000 ha đất phèn, phân bố ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Hà, Hải Dương và một số diện tích ở ven biển miền Trung. Ở miền Nam có khoảng 1,8 triệu ha đất phèn, phân bố ở cả miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ).
Sự xuất hiện đất phèn ở miền Đông chủ yếu ởdạng cục bộ, phần lớn ở dạng tiềm tàng, một phần nhỏ ở dạng cố định và một phần đang chuyển hoá. Đất phèn được phân bố ở các Tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và ởthành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt vùng Lê minh Xuân thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, diện tích đất phèn ở miền Đông Nam Bộ có thể tham khảo như sau:
+ Đất phèn nhiều 20.400 ha. + Đất mặn chua nhiều 14.000 ha. + Đất phèn ít : 36.570 ha.
+ Đất mặn chua ít 19.182 ha.
Hầu hết đất phèn ở Việt Nam tập trung ở miền Tây Nam Bộ. ở đồng bằng Sông Cửu long. Trừ một số diện tích nằm kẹp giữa sông Tiền, sông Hậu và ven hai bên bờ sông không bị phèn, phần còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long đều là đất phèn, đất mặn. ở 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ta đều gặp đất phèn.
Vùng Đồng Tháp Mười là phần dưới của vùng ngập lũ kéo dài dọc bờ trái sông Tiền từ Kongpongcham trở xuống QL1A- phía Nam và sông Vàn Cỏ Đông- phía Đông. Diện tích toàn vùng trũng là 991.000 ha, trong đó phần thương lưu nằm trên đất CămPuchia là 288.000 ha, phần Đồng Tháp mười chiếm 703.000 ha.Vùng trũng đuợc ngăn cách với sông chính bởi các giồng ven sông (giải đất cao ven sông tự nhiên) kéo dài từ Kongpongcham-nơi địa hình cao từ 10-15m và thấp dần về phía hạ lưu, đến Tứ Thường cao trình giồng khoảng 4,5-5,0m, đến Cao Lãnh còn lại khoảng 2,5-3,0m. Mặt giồng phía thương lưu rộng hàng ngàn met và thu hẹp dần về phái hạ lưu có nơi chỉ con vai trăm mét. Sau giồng là những vùng trũng.Đồng Tháp Mười từ biên giới trở về xuôi có dạng hình lòng máng với các thành cao 3 phía:Vùng phù sa cổ Hồng Ngự-Tân Hồng (phía Bắc); các giải đất cao ven sông (phía Tây) và vùng đất xám Vĩnh Hưng-Mộc Hoá (phía Đông). Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi thấp nhất là vung Bắc Đông-BoBo. Trước đây khu vực giữa Đồng Tháp Mười là vùng ngập nước quanh năm, trong mùa lũ nhiều nơi ngập sâu tới 3-4,5m, khả năng thoát lũ chậm, không bị ảnh hưởng nhiều nước mặn. Đồng Tháp Mười là ổ phèn lớn nhất ĐBSCL, khoảng 40% diện tích toàn vùng làđất phèn. Đất phèn ở các dạng tiềm tàng, hoạt động và đang chuyển hoá .Trong đất ít hoặc mới xuất hiện tầng Jarosite. Diện tích đất phèn nặng phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Đông, BoBo, Chợ Bưng, Tràm Chim, nơi giao thoa của các dòng triều và lũ (nhân dân Nam Bộ gọi là vùng giáp nước) ở những vùng này vào đầu mùa mưa (tháng 5,6,7,8) đường đẳng trị chua (pH=4) chiếm một phần diện tích lớn trong vùng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, môi trường và đời sống của nhân dân.
Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên: Có dạng một tứ giác, được giới hạn bởi Sông Hậu ở phía Đông, Biển Tây ở phía Tây, biên giới Cămpuchia ở phía Bắc, phía Nam là kênh cái sắn. Bao gồm diện tích của hai tỉnh Kiên Giang và An giang, gồm các huyện An Biên, Hà Tiên, Bảy Núi, Hòn Đất... Tổng diện tích khoảng 490.000
ha. Đây là vùng thường bị ngập nước trong mùa mưa lũ với chiều sâu ngập trung bình 1,5 - 1,6 m. ảnh hưởng chế độ nhật triều và do gần biển nên việc tiêu nước thuận lợi hơn vùng phèn Đồng Tháp Mười. Trước đây là vùng không có nước ngọt và cạn kiệt trong mùa khô đất ở đây đã chuyển hoá thành phèn hiện tại, tầng
Jarosite xuất hiện khá rõ. Chương trình thoát lũra biển Tây đã có tác động rất tích cực trong việc cải tạo đất phèn. Nhiều vùng phèn rộng lớn của Tứ giác Long xuyên đã được cải tạo, 30000ha hoang hoá do bị phèn nặng, phải bán cho công ty Kiên Tài để trồng Bạch đàn, nay đã được cải tạo và gieo trồng được 2vụ.
Vùng đất phèn Minh Hải: Trừ dải đất nằm dọc biển Đông và vịnh Thái Lan, đa số đất phèn ở đây nằm dưới dạng phèn than bùn, phèn nhiễm mặn, phèn hiện tại . Sự xuất hiện của các loại đất phèn ở đây rất phức tạp do ảnh hưởng của hai chế độ triều khác nhau của biển Đông (chế độ bán nhật triều) và vịnh Thái Lan (chế độ nhật triều) là vùng không có nước ngọt trong mùa khô. Chế độ triều và chế độ nước ngọt đã có tác động lớn đến sự phân bố và tính chất của đất phèn vùng này.Hầu hết diện tích là phèn hiện tại, khu vực gần biển là phèn mặn.Phèn than bùn phân bố ở rừng tràm của U Minh Thượng, U Minh Hạ. Ngoài ra xen kẽ với phèn tiềm tàng dưới rừng đước, rừng tràm.Vùng đất phèn Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ và Hậu Giang: Đây là vùng phèn trung bình, phèn mặn xen kẽ giữa các dải phù sa trung tính hoặc gần trung tính (có cao độ cao hơn các vùng đất phèn). Trừ diện tích gần biển bị ảnh hưởng thuỷ triều và nước mặn, phần lớn diện tích có nguồn nước ngọt dồi dào, việc tiêu thoát cũng thuận lợi, đây là vùng ngập nông và không bị ngập lũ.
VI.Các giải pháp cải tạo ô nhiễm môi trường đất do nhiễmphèn6.1 Biện pháp hóa học 6.1 Biện pháp hóa học
Lợi ích của việc bón vôi cho đất phèn
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2
Bón vôi có tác dụng thay đổi năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu bón nguyên vôi thì tác dụng không rõ rệt vì vậy cần bón them đạm và lân. Như vậy về mặt lý luận cũng như thực tiễn, bón vôi có tác dụng cải tạo đất phèn, tuy nhiên cần phải tính toán lượng vôi bón đủ liều lượng cho từng loại đất và từng loại cây trồng. Ngoài ra thời điểm bón vôi cũng
rất quan trọng và cũng cần phải bón kết hợp them đạm và đặc biệt là lân, vì trong đất phèn lượng đạm dễ tiêu thường ít.
6.2 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp liên liếp.
Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân vùng phèn Nam Bộ là lên liếp để trồng cây hoặc gieo lúa. Ở những vùng đất phèn có chiều dày tầng hoạt động Jarosite hoặc tầng pyrite quá mỏng, mỏng hơn nhiều so với
độ sâu của tầng hoạt động của bộ rễ cây, hoặc ở những nơi có mực nước ngầm cao gần mặt đất, để cây trồng có thể sinh sống và phát triển bình thường, đất bị tái nhiễm phèn ta có thể lên liếp.
Bảng 26: biến đổi độc chất do lên liếp sau một mùa mưa(ppm)
Tầng đất(cm)
Đất lên liếp Đất không lên liếp
Al+3 SO4- 2 Al+3 SO4- 2 0-30 35- 50 - 848- 1010 - 1300+ 200 - 435 - 413 - 900 + 145
Ghi chú: + lượng tăng lên sau mùa mưa + lượng giảm sau mùa mưa
So sánh sự biến động của các độc chất ở đất lên liếp và không lên liếp, thấy rằng:
Al+ 3 : ở đất lên liếp giảm nhanh hơn đất không lên liếp trong cả 2 tầng(- 848 so với – 435 ppm ở tầng mặt và – 1010 so với – 413 ppm ở tầng dưới). SO- 2
4 : ở đất lên liếp ở tầng mặt giảm nhanh hơn ở đất không lên liếp(- 1300 so với – 900ppm).
Chiều cao lên liếp phụ thuộc vào loại đất, loại cây trồng, chiều sâu mực nước ngầm. chiều rộng của liếp được tính toán dựa vào tán cây trồng dự định gieo trồng. Chiều rộng và chiều sâu phần lấy đất để lên liếp được tính toán phụ thuộc vao f chiều dày tầng đất giao thông, nuôi trồng thuỷ sản.
6.3Trồng cây để cải tạo đất phèn
Việc trồng lúa tưới ngập và trồng một số loại cây phân xanh họ đậu (H0STylo, Aeschinono Americanna) đều làm giảm các độc tố trong đất phèn. Ngoài ra cây trồng còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ mặt đất, hạn chế sự bốc phèn từ dưới tầng sâu và mực nước ngầm lên tầng mặt.
Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu ắc bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau, ô nhiễm không khí tạo mưa acid rơi xưống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh...
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người. Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí), mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài. Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
Đất một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức, tiền của. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, trong đó giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ chất thải, ý thức sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông dân. Đồng thời cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống cây trông không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Khi đất đã bị ô nhiễm thì biện pháp phục hồi đất hữu hiệu nhất là bằng biện pháp sinh học
Tài liệu tham khảo
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-giang-su-dung-cai-tao-dat- phen-dat-man.490393.html