Bố trí chung đường tràn

Một phần của tài liệu thiết kế thủy công hồ chứa nước cà tót (Trang 57 - 59)

Ta có bảng xác định chiều sâu hố xói như sau: k= 1.34,

4.1. Bố trí chung đường tràn

Hình 4.1 : Bố trí chung đường tràn

4.1.1. Vị trí

Dựa vào đặc điểm địa hình và địa chất của khu vực, trong phần thiết kế sơ bộ ta đã xác định được vị trí tuyến tràn đặt bên bờ trái tuyến đập. Tuyến tràn nằm vuông góc với tuyến đập trên khu vực có địa chất tốt.

Vị trí tuyến tràn này đảm bảo cửa vào tràn thuận, tuyến tràn tương đối thẳng giúp thoát lũ nhanh không uốn khúc, thi công và quản lý dễ dàng, vận hành không làm ảnh hưởng tới các công trình khác.

4.1.2. Hình thức và quy mô đường tràn

4.1.3. Hình thức đường tràn

Qua phần thiết kế sơ bộ đã chọn được hình thức tràn hợp lý là đường tràn dọc có ngưỡng tràn đỉnh rộng gồm 2 khoang có cửa van điều tiết.

Phía sau ngưỡng tràn là dốc nước, tiêu năng cuối dốc là máng phun kết hợp hpps xói. Sau hố xói là kênh dẫn hạ lưu để dẫn nước ra sông chính.

4.1.3.1. Quy mô đường tràn

a) Kênh dẫn vào

Kênh dẫn vào có mặt cắt hình thang, hệ số mái m = 1.5 ; độ dốc kênh dẫn i=0, cao trình đáy kênh = 96.7m. Sân trước và tường cánh thượng lưu làm bằng BT M200, dùng để nối tiếp kênh dẫn TL với ngưỡng tràn, hướng dòng chảy thuận dòng vào tràn, bảo vệ mái đất ở hai bên ngưỡng tràn.

b) Ngưỡng tràn

Ngưỡng tràn đỉnh rộng có cửa van, trên ngưỡng bố trí một mố trụ dày 1.6m chia ngưỡng thành 2 khoang, mỗi khoang rộng 7m.

+ = 96.7m

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 58 Ngành Kỹ thuật công trình

+ chiều rộng tràn nước ; Btr = 14m

+ lưu lượng lớn nhất qua tràn : 595.19 m3/s. c) Dốc nước

Dốc nước có chiều dài L = 80m chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn = 20m. chiều rộng đoạn dốc nước là Bd = 15.6m, độ dốc i = 0.08, cao trình đầu dốc = 96.7m

4.2. Tính toán điều tiết lũ

Trong tính toán sơ bộ đã tính toán điều tiết lũ cho cả 3 PA tràn nhưng đó chưa kể tới ảnh hưởng của lưu tốc tới gần, các hệ số lưu lượng m, hệ số co hẹp đều chọn tùy ý. Do đó ta tiến hành tính toán điều tiết lũ lại để tính toán chính xác các thông số cho thiết kế chi tiết.

Trong đó :

+ : hệ số ngập, = 1(chảy tự do)

+ : hệ số co hẹp bên, được tính theo công thức sau : = = = 0.897

+ m: hệ số lưu lượng xác địn theo Đ.I Cumin đập không ngưỡng (P1 = 0)và có co hẹp bên, với = = 1.3 < 2

Vậy theo TCVN9147-2012 thì xác định m theo các bảng 7 và phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Bề rộng tương đối của ngưỡng tràn phía TL: =

Với: là tổng bề rộng tràn cho nước chảy qua, = 14m BT: bề rộng lòng dẫn TL, BT = 20.6m

Vậy: = = 0.68

+ Hình dạng tường cánh TL mở rộng dần với góc mở chọn = 160.

Từ và ta tra bảng 7 TCVN9147-2012 ta có: m = 0.367

+ lưu tốc tới gần V0: do hồ chứa có mặt thoáng rộng nên ta có thể coi lưu tốc tới gần V0 = 0

Từ những kết quả trên ta bắt đầu điều tiết lũ với các số liệu sau: Btr =14m, =0.897, m = 0.367. Thực hiện tính toán lũ theo phương pháp lặp như phần thiết kế sơ bộ, ta có kết quả ghi trong các bảng phụ lục. Vậy ta có kết quả như sau :

Bảng 4.1 : kết quả tính toán điều tiết lũ theo phương pháp thử dần

Tần suất 0.1% 0.2% 1%

Btr(m) 14 14 14

Qmax(m3/s) 832.91 717.17 577.42

Zmax(m) 108.55 107.43 105.98

Htr(m) 11.85 10.73 9.28

Theo tính toán sơ bộ ở chương 3 ta tính được :

Zđđ = 107.8m < Zp=0.1% = 108.55m

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 59 Ngành Kỹ thuật công trình

Vậy ta phải phải xây tường chắn sóng cao 0.75m để đảm bảo an toàn đập.

Một phần của tài liệu thiết kế thủy công hồ chứa nước cà tót (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w