Chuẩn bị phát hành trái phiếu thông qua bảo lãnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Chứng khoán và Thị trường chứng khoán tại Việt Nam potx (Trang 27 - 30)

1. 3 Biện pháp khắc phục lao động dôi dư sau khi cổ phần hoá.

2.2. Chuẩn bị phát hành trái phiếu thông qua bảo lãnh

Từ đầu năm 2000, để chuẩn bị hàng hoá cho thị trường chứng khoán tương lai (một trong những điều kiện để trái phiếu có thể lưu hành trên thị trường chứng khoán là phải dài hạn). Theo dự kiến, tổng trị giá trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm 2000 là 14.000 tỷ đồng. Đối với trái phiếu kỳ hạn từ một năm trở lên, có ba hình thức phát hành: Đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; qua các công ty bảo lãnh và bán lẻ qua kho bạc. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, việc bán lẻ trái phiếu kho bạc chưa được thực hiện, Trung tâm giao dịch chứng khoán chưa ra đời, nên Bộ Tài chính mới chỉ chuẩn bị phát hành trái phiếu thông qua các công ty bảo lãnh. Kho bạc Nhà nước, cho biết công ty chứng khoán của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Vietinde bank) và Bảo Việt là hai đơn vị đã đăng ký xin được bảo lãnh phát hành trái phiếu. Nếu được chọn, những công ty Bảo lãnh sẽ ký hợp đồng với Bộ Tài chính và họ sẽ nhận được một khoản phí "hoa hồng". Trong trường hợp không phát hành hết, các công ty bảo lãnh sẽ phải bỏ tiền ra mua hết số trái phiếu đã nhận.

Vấn đề còn lại đang được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thảo luận là lãi suất của trái phiếu hợp lý không những huy động được nguồn lực tài chính trong dân cư, doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế sau này.

3.

Đẩy mạnh phát hành các loại trái phiếu Doanh nghiệp.

Giải pháp để đẩy mạnh phát hành các loại trái phiếu của Doanh nghiệp là Nhà nước phải có văn bản luật cụ thể về vấn đề phát hành trái phiếu Doanh nghiệp. Các DN có đủ điều kiện phát hành trái phiếu đều được phát hành thông qua một cơ quan phát hành trái phiếu như các công ty chứng khoán. Hiện nay mới có hai công ty chứng khoán, và 6 công ty chứng khoán khác đang được xem xét cho phép hoạt động. Vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi phát hành thông qua các công ty chứng khoán, mà hiện nay và sắp tới, số lượng các công ty chứng khoán sẽ tăng lên đáng kể.

4.

Về sự tham gia của các tổ chức kinh tế của nước ngoài

Chúng ta cần có sự mở cửa thị trường một cách thích hợp nhằm thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, cho phép nước ngoài được phép sở hữu một tỷ lệ phần trăm nhất định và các công ty chứng khoán nước ngoài được liên doanh với các công ty chứng khoán Việt Nam.

5.

Các tổ chức trung gian

Việt Nam nên cho phép các công ty chứng khoán Việt Nam phát triển các hình thức hoạt động kinh doanh: bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Riêng hình thức quản lý danh mục đầu tư phải hoạt động tách rời dưới hình thức công ty con nahừm bảo vệ lợi ích của quỹ.

KẾT LUẬN

Trên đây là những kiến thức sơ lược về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là hết sức cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến hành vẫn còn gặp rất nhiều

khó khăn. Đảng và nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ cũng như sự góp sức của tất cả các ngành, các cấp cũng như sự ủng hộ của nhân dân.

Các chính sách, giải pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. song điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải lựa chọn được một mô hình thị trường chứng khoán thích hợp với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.

Sau hơn hai năm hoạt động của Thị trường Chứng khoán vừa qua đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn thử thách. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, nghành địa phương liên quan, sự quan tâm tin tưởng của các nhà đầu tư và sự trưởng thành của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, sự phát triển không ngừng của các công ty niêm yết. Thị trường Chứng khoán Việt nam nhất định trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế, đóng góp vai trò ngày càng to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nền kinh tế Việt nam hội nhập và phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Chứng khoán và Thị trường chứng khoán tại Việt Nam potx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w