1. Định hướng
Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII phương hướng đổi mới chính sách
tiền tệ tín dụng đã được khẳng định như sau:” Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của
đồng Việt Nam, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, huy động và cho vay vốn hiệu quả”.
Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm chính trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ
giá của đồng tiền, quản lý ngoại tệ, vàng, tổ chức tốt hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Có biện pháp đồng bộ để giảm dần lãi suất tạo điều kiện cho đầu tư
phát triển. Năm 2013 vẫn tiếp tục là 1 năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước
và nền kinh tế thế giới. Để đối phó với nền kinh tế đang vẫn ở trong giai đoạn khó khăn, thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 01/CT- NHNN để có những định hướng
trong chính sách tiền tệ. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của chỉ thị đó là:
- Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ
với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng chủ động, linh hoạt
các công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện
thanh toán hợp lý, đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm
phát. Trước mắt, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín
dụng tăng khoảng 12% và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp. Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, thanh tra, giám sát, hoàn thiện thể
chế để củng cố trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, tỷ giá, thị trường vàng, bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ tại
Nghị quyết số 02.
- Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
- Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày
29
2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ
a. Với công cụ lãi suất.
Cần xây dựng phương pháp tính lãi suất cho hợp lý, không còn mang tính hình thức như hiện nay. Trên thực tế, lãi suất cơ bản hiện nay là lãi suất mang tính hình thức, không có cơ sở kinh tế và không liên quan đến bất kỳ quan hệ cung cầu vốn
trên các thị trường. Do vậy cần lấy lãi suất cơ bản làm lãi suất chuẩn, xác định các
loại lãi suất dựa trên cung cầu vốn thực tế và có điều chỉnh cho phù hợp với sự biến
động của CPI hàng tháng cả về biên độ và xu hướng dự báo. Không duy trì quá lâu
cơ chế cố định “trần” lãi suất huy động và “thả nổi” lãi suất cho vay thỏa thuận bởi sẽ
tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các TCTD đẩy lãi suất cho vay lên tối đa, làm tăng rủi
ro tài sản có và nợ xấu của cả hệ thống NHTM và các TCTD khác.
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Để phát huy được vai trò và tác dụng của công cụ dự trữ bắt buộc phải điều
chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tác động đến cả khối lượng và lãi suất cho vay tín dụng
của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền
của hệ thống NHTM theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Chính sách dự trữ bắt buộc không nên áp dụng một mức chung cho tất cả các NHTM, mà phải căn cứ vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động và mức độ an toàn của
từng ngân hàng để quy định sao cho phù hợp với quy mô và trình độ phát triển không
đồng đều của các NHTM VN, có như vậy mới làm cho công cụ dự trữ bắt buộc có tác
dụng.
c. Công cụ tái cấp vốn
Với mức chênh lệch cao giữa lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD với
khách hàng và lãi suất cho vay thỏa thuận giữa các TCTD với nhau so với lãi suất tái
cấp vốn như thời gian vừa qua đã tạo ra những cơ hội cho một số TCTD tìm mọi cách để vay tái chiết khấu có lợi hơn huy động vốn từ nền kinh tế, hoặc để cho vay lại trên thị trường với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất. Do vậy NHNN cần xem xét điều chỉnh lại 2 mức lãi suất này cho hợp lý để tránh tình trạng trục lợi và giúp cho thị trường tiền tệ tránh bị bất ổn thêm.
d. Nghiệp vụ thị trường mở
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở cần được điều chỉnh, sửa đổi theo sự đổi
mới của môi trường pháp lý, tránh những rủi ro về pháp lý và kinh tế cho các TCTD. Nhiều vấn đề cần phải bổ sung sửa đổi để đồng bộ với các văn bản pháp luật mới (đặc biệt là các quy định mới về phát hành giấy tờ có giá, tiêu chuẩn giấy tờ có giá, định giá giấy tờ có giá,...) nếu không sớm điều chỉnh sẽ phát sinh các rủi ro về pháp
30
lý, rủi ro về kinh tế cho các TCTD và làm giảm hiệu quả của công cụ Thị trường mở. Thêm vào đó các mức lãi suất giao dịch thực tế cần phản ánh chính xác quan hệ cung
cầu vốn để khuyến khích cạnh tranh thực sự giữa các TCTD với mục tiêu hạ lãi suất thị trường.
e. Kiểm soát hạn mức tín dụng
Phải tính toán thời điểm áp dụng công cụ hạn mức tín dụng cho phù hợp, công
cụ này chỉ phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng
cao và các công cụ gián tiếp khác không phát huy được hiệu quả.
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng bộ tiêu chí phân loại các TCTD và phương
pháp tính toán các tiêu chí phân loại để làm căn cứ phân bổ hạn mức tín dụng cho
từng TCTD.Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, các tiêu chí và phương pháp đánh
giá, xếp hạng tín nhiệm các TCTD còn rất nhiều bất cập, chất lượng xếp hạng tín
nhiệm của một vài tổ chức công bố chưa được thị trường công nhận. Vì vậy căn cứ để đánh giá, xếp loại, phân hạng các TCTD làm căn cứ cho phân bổ hạn mức tín
31
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế nói chung và thực tế
tại Việt Nam nói riêng nhóm thấy rằng để điều hành một nền kinh tế có hiệu quả, bắt
kịp với xu hướng mở cửa hiện nay của thế giới thì chính sách tiền tệ là một trong
những công cụ quan trọng và linh hoạt của chính phủ các nước nói chung và Việt
Nam nói riêng. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, các công cụ của chính sách tiền tệ như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tỉ giá, lãi suất... đã được sử dụng
một cách linh hoạt, nhịp nhàng, các công cụ kiểm soát trực tiếp đã được giảm bớt thay vào đó là việc gia tăng các công cụ gián tiếp nhằm đảm bảo thị trường vận hành
theo đúng quy luật chung, tạo điều kiện hoạt động ổn định cho hệ thống ngân hàng và tạo hiệu quả cao nhất cho chính sách tiền tệ. Vấn đề quan trọng hàng đầu là chính sach tiền tệ cần kết hợp với chính sách tài chính để đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền trong nước , đảm bảo an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm