HƯỚNG HOÀN THIỆN: 3.1 Đánh giá về HTKSNB :

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 32 - 37)

. Email : bvsc@hnvnnvn

HƯỚNG HOÀN THIỆN: 3.1 Đánh giá về HTKSNB :

3.1 Đánh giá về HTKSNB :

Mặc dù đã nhận thức được về tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ (điều này được thể hiện qua các quy định của điều lệ công ty), song trên thực tế, BSVC đã không xây dựng được một phương án hoạt động cụ thể và có hiệu quả cho hệ thống kiểm soát nội bộ của mình.

Thứ nhất: Môi trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị được trao trách nhiệm thực toàn diện hoạt động kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, ban kiểm soát về thực chất vẫn chưa có được sự độc lập tương đối với bộ phận được kiểm tra, đặc biệt là hội đồng quản trị và ban giám đốc. Hơn nữa, sự hạn chế về nguồn lực con người và thiết bị đã hạn chế rất nhiều khả năng kiểm soát nội bộ của ban kiểm soát. Vì lẽ đó, chức năng của ban kiểm soát thuộc hội đồng quản trị mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính cuối kỳ và xử lý các vấn đề đã phát sinh.

Thứ hai: Không tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ. Điều này thể hiện nhận thức còn hạn chế của những nhà quản lý BVSC. Bởi trong điều kiện hiện nay, trước những yêu cầu của hội nhập WTO, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, thì một doanh nghiệp có quy mô lớn như BVSC cần thiết phải xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có phòng kiểm toán nội bộ thường có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là có hiệu quả

kinh doanh cao hơn so với các công ty không có phòng kiểm toán nội bộ. Một doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư vào thị trương chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Như vậy, tổ chức phòng kiểm toán nội bộ không chỉ làm yên lòng các nhà đầu trong nước mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với các dịch vụ của BVSC trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Song nói như vậy, không có nghĩa là chỉ cần tổ chức được bộ phận kiểm toán nội bộ là các nhà quản lý có thể hoàn toàn yên tâm rằng hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được cải tiến đáng kể. Bởi lẽ, trong khi nhận thức đúng về tầm quan trọng và tổ chức xây dựng kiểm toán nội bộ thì đồng thời cũng phải hiểu rằng kiểm toán nội bộ chỉ là sự phát triển cao của hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không phải là nền tảng của hệ thống này. Xin lưu ý là hệ thống kiểm soát nội bộ chính là một mặt không thể tách rời của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nếu hệ thống quản lý có vấn đề ( khi đó kiểm toán nội bộ thường “đứng ngoài’’quá trình kinh doanh của doanh nghiệp). Vì những lý do trên, doanh nghiệp nên bắt đầu cái tiến hệ thống kiểm soát nội bộ từ công tác quản lý tài chính (kiểm soát tài chính). Những công việc này liên quan đến việc tổ chức đội ngũ kế toán, nhất là kế toán quản trị, xây dựng nguồn và các kênh thông tin, hệ thống báo cáo từ các bộ phận.

Như vậy, điểm hạn chế thứ ba ở BVSC nằm ở hệ thống kế toán. Với tư cách là bộ phận quan trọng của cơ chế kiểm soát nội bộ của BVSC song hệ thống kế toán này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi và hoàn thiện. Phòng kế toán được tổ chức hết sức đơn giản và chưa tách biệt ra hai bộ phận là kết toán tổng hợp và kế toán lưu ký. Việc tổ chức duy nhất một phòng kế toán với 10 nhân viên kế toán, thực hiện cùng lúc rất nhiều phần hành kế toán khác nhau như vậy sẽ không đảm bảo tính độc lập tương đối và kiểm tra chéo giữa các bộ phận đồng thời dễ vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát. Hơn nữa, BVSC lại là doanh

nghiệp cung cấp các dịch vụ đa dạng liên quan đến chứng khoán. Trong điều kiện thị trường chứng khoán đang diễn ra sôi động và diễn biến phức tạp như hiện nay, việc không tổ chức bộ phận kế toán quản trị sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của BVSC. Bởi lẽ, các báo cáo của kết toán quản trị mới cung cấp được cái nhìn, đánh giá chính xác nhất về thực trạng từng loại hình dịch vụ mà công ty đang cung cấp, giúp cho nhà quản lý vạch ra các chiến lược và dự báo nhu cầu cho tương lai.

Thứ tư, cơ chế kiểm soát nội bộ của BVSC mới chỉ chú trọng đến công tác kiểm soát xử lý và kiểm soát bảo vệ tài sản mà chưa chú ý đến công tác kiểm soát quản lý cũng như kiểm soát tổng quát. Nói cách khác, kiểm soát nội bộ chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra, kiểm toán đột xuất, trong khi đáng ra cơ chế kiểm soát thường xuyên cần được xây dựng và thực hiện.

3.2 Một số định hướng hoàn thiện:

Một là, cần tăng cường nhận thức về kiểm soát nội bộ trong công ty. BVSC cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán khác đang trong quá trình thực hiện dự án hiện đại hoá, mức độ phân cấp, phân quyền ngày càng cao, kể cả phân quyền đến từng nhân viên giao dịch. Vai trò của kiểm soát quản lý trở nên cực kỳ quan trọng để có thể ngăn chặn và phát hiện nhiều sai sót và tiêu cực, đảm bảo an toàn cho hoạt động của công ty.

Trong thời gian trước mắt, công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc hoàn thiện các yếu tố của hệ thống kế toán như: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán ; quy trình chuẩn cho hoạt động ghi chép, lập và sử dụng báo cáo tài chính ; xây dựng hệ thống báo cáo kế toán bộ phận và báo cáo kế toán hợp nhất.

Hai là, xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ để chủ động thích ứng với những biến đổi lớn trong kinh doanh khi nước ta đã trở thành thành viên của WTO.

Việc xây dựng này phải được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu cụ thể và mục đích cụ thể của bộ phận này. Tiếp đó là phải xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, có thể bao gồm cả một văn kiện như điều lệ kiểm toán để đảm bảo đủ tính độc lập cho bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động. Việc tiếp theo quan trọng không kém là tuyển dụng kiểm toán viên và đào tạo họ. Một điều cần lưu ý là nghiệp vụ kiểm toán nội bộ khác nhiều kiểm toán độc lập và đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao. Sau cùng, bộ phận kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm toán thí điểm và nhất là có sự đánh giá của một công ty tư vấn độc lập, để rút kinh nghiệm trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm toán dài hạn.

Ba là, tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, đặc biệt là quản lý tài chính, quản lý giao dịch và quản lý tài sản, tin học hóa hoàn toàn hệ thống kế toán. Điều này cho phép xây dựng một cơ chế giám sát tự động, thường xuyên và liên tục, hoạt động thống nhất, có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót phát sinh.

Bốn là, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng của ban kiểm soát thuộc hội đồng quản trị đảm bảo sự phối hợp hài hoà, tránh chồng chéo công việc kiểm soát tổng quát để hạn chế tối đa rủi ro kiểm soát. Về lâu dài, cần thiết phải xây dựng ban kiểm soát độc lập với hội đồng quản trị và tổng giám đốc, do đại hội cổ đông trực tiếp bầu ra để đảm bảo tính khác quan và hiệu quả của cơ chế giám sát.

KẾT LUẬN

Bốn định hướng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của BVSC trên đây cũng đã khép lại bài thuyết trình của nhóm chúng tôi ngày hôm nay. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các bạn. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu hơn về tổ chức, hoạt động nghiệp vụ và thực tế vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ trong một công ty kinh doanh chứng khoán mà tiêu biểu là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt được diễn ra như thế nào. Trong giới hạn nhận thức của mình, chúng tôi cũng đã chỉ ra và phân tích một số nhược điểm lớn của việc thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ ở BVSC, song chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn để chúng ta có được một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của BVSC.

Một phần của tài liệu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 32 - 37)