Bổ sung danh mục hay thay đổi quan điểm?

Một phần của tài liệu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty gang thép thái nguyên (Trang 47 - 48)

Để giải quyết những vướng mắc trong NK thép phế liệu, tạo điều kiện cho ngành sản xuất thép phát triển nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam, ngày 22/8, Hiệp hội Thép Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý cho Dự thảo Quyết định ban hành Danh mục phế liệu được phép NK làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo. Danh mục bổ sung một số loại phế liệu mới mà các DN có nhu cầu và không gây nguy hại cho môi trường.

Theo ông Phùng Văn Vui- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để xác định lô hàng phế liệu NK đã được phân loại, làm sạch, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, vì trên thực tế, các lô hàng phế liệu NK thường có lẫn tạp nhất, mặt khác những lô hàng phế liệu thường không đồng nhất nên quy trình lấy mẫu rất khó khăn. Ông Lê Mạnh Hoàn- Phó giám đốc kinh doanh Công ty CP thép Đình Vũ và ông Trần Đức Thắng- Công ty Gang thép Thái Nguyên- cho biết: sản xuất phôi thép của các công ty sử dụng tới 90% thép phế liệu, vì thế nếu không NK được phôi thép sản xuất sẽ gặp khó khăn, các nhà máy thép phải phụ thuộc vào NK phôi, giá thành cao. Bản thân DN sản xuất cũng muốn phân

Khoa Kế Toán

loại thép, nhưng thực tế không thể thực hiện công đoạn này được; nếu phân loại mất rất nhiều thời gian và chi phí của DN.

Ông Huỳnh Trung Quang- Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Đà Nẵng- bức xúc: Việc NK thép phế khó khăn đến mức, mỗi lô hàng nhập vào cảng luôn trở thành “tâm điểm” của dư luận, vì sự kết luận không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, giám định. Theo ông Quang, trong khi một số nước phát triển như Hàn Quốc, Thái lan… (điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn Việt Nam) nhưng vẫn NK các chủng loại thép mà nếu NK vào Việt Nam lại rất khó khăn. Vì thế, các nhà xây dựng chính sách nên tiếp cận, tham khảo cách quản lý của các nước này. Mạnh mẽ hơn, ông Nguyễn Xuân Quý- Giám đốc Công ty TNHH Quý Hải, chuyên NK thép phế- đề nghị: Một số tiêu chí trong dự thảo xa rời thực tế, không thực thi. Như trong danh mục quy định, phế liệu được phép NK là thân, vỏ tàu biển (xà lan), nhưng phải loại bỏ dầu mỡ, cao su, amiăng, chất phi kim loại tại nước XK. Quy định trên đồng nghĩa với việc xóa bỏ nghề phá rỡ tàu cũ ở Việt Nam, vì Việt Nam không thể thuê nhân công của các nước giàu làm việc cắt dỡ tàu. Trong khi, trên thế giới, 65% thép phế là do phá rỡ phương tiện vận tải vì hết hạn sử dụng. Hay như việc phân loại chi tiết các kích cỡ thép phế cũng không thể thực hiện. Càng phân loại chi tiết càng “sa lầy”. Đề nghị bỏ danh mục thép phế được NK thay bằng danh mục những chất cấm NK.

Một phần của tài liệu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty gang thép thái nguyên (Trang 47 - 48)