Đối với giáo viên bộ môn ( GVBM).

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lí giáo dục học sinh chưa ngoan (Trang 34 - 38)

Đây là thành phần cơ bản và chính yếu của nhà trường, lực lư ng đông đảo, hàng ngày lên lớp giảng dạy học sinh, là lực lư ng góp phần đắc lực cho nhà trường trong việc vừa “dạy chữ” vừa “dạy người”. GVBM trong giờ lên lớp đư c giao trách nhiệm toàn quyền xử lý mọi hoạt động của lớp theo kế hoạch giảng dạy. Nhà trường hạn chế mọi hành vi hay tác động làm ảnh hưởng đến giờ dạy của GVBM. Tuy nhiên, những biểu hiện hành vi vi phạm của học sinh chưa ngoan trong giờ dạy thường xuyên xảy ra, nhưng có giáo viên bộ môn thường không quan tâm uốn nắn, thậm chí có một số giáo viên dùng uy quyền để phạt quỳ, phạt đứng, hoặc đuổi ra khỏi lớp mà không chỉ ra cái đúng, cái sai cho các em sửa chữa. Do đó, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo các tổ trưởng bộ môn, GVBM cần phải quan tâm phối h p thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt và thường xuyên theo dõi nhắc nhở giáo viên thuộc tổ mình.

Mỗi bộ môn đều có đặc trưng, có thế mạnh riêng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ bộ môn phải yêu cầu GV BM tùy theo đặc điểm tâm sinh lý của các em mà có cách giáo dục đạo đức các em trong các tiết dạy sao cho phù h p, khoa học, tự nhiên, tránh gư ng ép, máy móc mà phải vận

19

Nguyễn Thị Minh Huệ

dụng một cách lôgic, linh hoạt để tác động vào tâm tư, tình cảm, khơi dậy ở các em những giá trị đạo đức trong sáng, tạo cho các em sự hưng phấn, thoải mái học tập, rèn luyện sự phấn đấu đạt hiệu quả cao trong học tập.

Đối với các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, ...) là những môn mà học sinh cá biệt thường ngại học, khó hiểu, mất hẳn căn bản, ... một yếu tố khiến những học sinh năng lực học yếu, có cá tính biếng nhát, lười học, ngại hỏi sẽ bế tắc và dần trở thành học sinh cá biệt. Là GVBM có lương tâm và trách nhiệm sẽ có tình thương, biết bao dung và sẵn lòng hướng dẫn, ôn tập những kiến thức cơ bản giúp học sinh có cơ may khôi phục lại sự tự tin cần thiết.

Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo việc phát huy những đặc tính bao hàm của các môn khoa học xã hội như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, kể cả môn ngoại ngữ. Nội dung các môn học này cần đư c GVBM khai thác tính chất giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cao đẹp cho học sinh. Bằng hình thức và cách giảng dạy mới như phim ảnh, diễn kịch, thuyết trình, hỏi đáp, ...GVBM tổ chức cho các học sinh lối học mới sinh động, nhập vai các nhân vật trong nội dung bài giảng. Đây là cơ hội giúp các học sinh cá biệt đư c học tập, rèn luyện và đư c giáo dục nhẹ nhàng, không bị áp lực bởi kiến thức lý thuyết nặng nề theo lối dạy cũ.

Nội dung giáo dục đạo đức của các bộ môn phải đư c cụ thể trong từng tiết, từng bài theo nội dung bài học. Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho các tổ bộ môn xem nội dung giáo dục đạo đức học sinh qua từng bài dạy là tiêu chí, đánh giá, xếp loại một tiết dạy thành công hay không. Hiệu trưởng phải chỉ rõ cho tập thể sư phạm thấy rằng một tiết dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức khoa học cho học sinh mà còn là giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ bộ môn tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết dạy. Qua đó, các tổ có thể nhân rộng kinh nghiệm thành công trong từng bộ môn, từng tổ và cả trường về giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn học.

0

Nguyễn Thị Minh Huệ

Hiệu trưởng phải quản lý chặt chẽ, thường xuyên về nề nếp giảng dạy, giáo dục của giáo viên và gắn liền với nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh theo kế hoạch của nhà trường. Hiệu trưởng yêu cầu tất cả giáo viên bộ môn phải quản lý chặt chẽ nề nếp, giờ giấc, tinh thần và thái độ học tập của học sinh, nhất là các em chưa ngoan, trong từng tiết dạy giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm về mọi hiện tư ng xảy ra trong tiết dạy của mình. Mọi diễn biến, biểu hiện của học sinh trong tiết dạy cần phải đư c ghi cụ thể, đầy đủ vào sổ đầu bài để làm cơ sở cho các lực lư ng khác cùng phối h p xử lý và giáo dục học sinh.

Người thầy ngoài việc có chuyên môn kinh nghiệm truyền đạt tri thức cho học sinh cần phải có tình thương yêu học sinh, không thương yêu học sinh thì không có động lực nghề nghiệp để dạy dỗ học sinh, khó mà vư t qua những khó khăn để hoàn thành công việc nặng nề là đào tạo con người. Phải tin vào sự tiến bộ của các em để tạo tiền đề chỗ dựa cho các em tiến bộ.

Phải có kế hoạch bồi dưỡng trình độ chính trị, kiến thức pháp luật, xã hội cho đội ngũ giáo viên thì mới phù h p với trình độ phát triển xã hội hiện nay, sự bùng nổ thông tin và những hiện tư ng không phù h p với đạo đức văn hóa – bản sắc dân tộc.

Người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh, lời nói giáo dục phải đi đôi với việc làm mới có tác dụng sâu đậm, thuyết phục và hữu hiệu, không giáo dục kiểu lý thuyết suông.

Khi các em có thành tích dù nhỏ, thì việc khen thưởng động viên kịp thời cũng có tác dụng lớn thúc đẩy các em phấn đấu cao hơn nữa để hoàn thiện bản thân mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lí giáo dục học sinh chưa ngoan (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w