Vật liệu cách điện

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhựa epoxy ED5 (Trang 27 - 28)

- Với điện trở suất cao, hệ số tổn thất tương đối thấp, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng của epoxy trong công nghiệp điện, điện tử. Epoxy dùng phủ và mạ cho điện trở, bộ ngắt mạch, cuộn cảm… Ở Châu Âu, chất liệu epoxy thậm chí còn vượt trội chất liệu sứ trong các máy biến áp cỡ lớn, bộ chuyển mạch và tấm cách điện cao áp.[1]

- Tại Mỹ, epoxy được dùng làm vật liệu cách điện sử dụng trong thanh cái thay cho vật liệu Mylar (thương hiệu của Dupont Corp, – bản chất polyester). Đặc tính của sản phẩm Epoxy Class B là độ bền cách điện rất cao (điện áp lên tới 11kV), được kết dính với thanh cái thông qua quá trình nhúng nóng. Công nghệ sản xuất thanh cái này chỉ mới xuất hiện ở các nước tiên tiến, nhưng triển vọng phát triển là rất lớn. Người ta tiến hành các thử nghiệm trên thanh cái Epoxy, đem so sánh với vật liệu Mylar như sau:

+ Test lão hoá (thời gian sống) với điều kiện 900VAC, 160C, 1200 giờ (10 tuần, mỗi tuần 120 giờ liên tục). Điều kiện tương đương với thanh cái hoạt động liên tục 50 năm tại điện áp bình thường (toàn tải, nhiệt độ môi trường tối đa)

•PVC chịu được 72 giờ (~ 3 năm)

•Mylar chịu được 540 giờ (~ 22,5 năm)

•Epoxy chịu được 1200 giờ (~ 50 năm)

+ Khả năng chịu nước: Ngâm thanh cái Epoxy 1000 giờ trong nước, lấy ra, test khả năng cách điện và chịu điện áp cao, vẫn hoạt động tốt, đối với hệ Mylar không có tính năng này.

+ Test chịu va đập:

•PVC 30 (pound/inch²)

•Mylar 40 (pound/inch²)

•Epoxy 150 (pound/inch²)

(Nguồn: Dựa trên tài liệu tổng hợp từ tài liệu của các hãng sản xuất: GE Spectra – Technical data, SIEMENS Sentron USA, Epoxy technical sheet – HENKEL).

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhựa epoxy ED5 (Trang 27 - 28)