Nhân lấy dân làm gốc

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân của khổng tử trong sách luận ngữ (Trang 46 - 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Nhân lấy dân làm gốc

Trong quá trình học hỏi, nghiên cứu và chu du khắp nơi, Khổng Tử đã dựa vào những kinh nghiệm đúc kết được mà xây dựng nên những nguyên tắc trị dân tuyệt vời. Ông vừa lấy đạo Nhân ra làm kim chỉ nam mà còn biết được tầm quan trọng của người dân trong việc xây dựng nền chính trị.

“Tử Lộ viết: “Nguyện văn tử chi chí”.

Tử viết: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiểu giả hoài chi”. Dịch - Tử Lộ thưa: “Xin Thầy cho chúng con biết chí Thầy.”

Khổng tửđáp: “Ta muốn các người già được an vui, các bạn bè tin lẫn nhau, các trẻ em được săn sóc vỗ về (như vậy là muốn truyền đạo, cải tạo xã hội).” [14;tr.100-101]

Trong bài trên đây, đức Khổng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến nhân dân ở mọi tầng lớp. Lão niên là thành phần tuy đã không còn trực tiếp tạo ra lợi ích cho đất nước, nhưng nếu người già mà tâm không được an, có điều bất mãn với xã hội thì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của lớp trẻ. Vì theo quan niệm Nho giáo xưa nay luôn kính nể người đi trước mà. Cái tinh tế của đức Khổng nằm ở chỗ ông có cái nhìn sâu sắc về mọi chuyện. Không những muốn làm an lòng người già, ông còn quan tâm đến thế hệ sẽ kế thừa vận mệnh dân tộc. Trẻ con là những người chủ nhân tương lai của đất nước, nên nếu được tu dưỡng tốt mà thành người Nhân, kẻ Sĩ thì đất nước đó thịnh trị, an khang hơn bao giờ hết. Cũng như ở Việt Nam mình có câu:

“Vì sự nghiệp mười năm trồng cây Vì sự nghiệp trăm năm trồng người.”

Khổng Tử lấy dân làm gốc để mà phát triển đất nước là điều cho đến thời điểm ngay lúc ông sống, nó có sức mạnh công phá vào nền chính trị thối nát hơn bao giờ hết.

Với sự hiếu chiến của hầu hết các chư hầu, không ai còn nghĩ đến lòng dân đang bấn loạn với thời cuộc loạn lạc. Lòng dân không được yên, hoài nghi về người lãnh đạo mình thì sẽ không có được sự đoàn kết, trung thành. Mà dân đã như thế thì dễ sinh nổi loạn, tâm bất phục thì dễ gây xung đột nội bộ. Lòng dân mà không yên thì nước suy chứ sao mà thịnh được? Quan điểm ấy của Khổng Tử được nhắc đến trong bài sau ở sách Luận ngữ:

“Tử Cống vấn chính. Tử viết: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hĩ”. Tử Cống viết: “Tất bất đắc dĩ nhi khứ, ư tư tam giả hà tiên?” Viết: “Khứ binh”. Tử Cống viết : “Tất bất

đắc dĩ nhi khứ, ư tư nhị giả hà tiên?” Viết: “Khứ thực, tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập”.

Dịch - Tử Cống hỏi về phép trị dân. Khổng tử đáp: “Lương thực cho đủ, binh bị

cho đủ, dân tin chính quyền”. Tử Cống hỏi: “Trong ba điều đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ

một, thì bỏđiều nào trước?” Đáp: “Binh bị”. Tử Cống lại hỏi: “Trong hai điều còn lại, nếu bất đắc dĩ phải bỏ một nữa, thì bỏ điều nào trước?” Đáp: “Bỏ lương thực. Từ xưa vẫn có người chết, nếu dân không tin chính quyền thì chính quyền phải đổ.” [14;tr.199]

Hay bài 1 trong chương Nghiêu Viết có chỗ bàn: “Ông coi trọng những việc này nhất: Thương dân, lương thực, tang lễ, tế tự.” (Ông ở đây chỉ Khổng Tử).

Như vậy có thể thấy Khổng Tử đã đặt nhân dân lên hàng đầu trong chính sách quản lý đất nước của mình.

Tuy nhiên, Khổng Tử vẫn còn giữ sự độc tôn đối với vua chúa, xem vua là nhất. Đến thời sau này, Mạnh Tử là người nâng cao vị trí của dân trong đạo trị nước. Trong chương Tận tâm cú hạ của sách Mạnh Tử, bài 13 có ghi: “Dân là quý nhất, rồi đến xã tắc (thần đất và thần lúa), sau mới đến nhà vua. Cho nên, ai được lòng dân thì làm vua thiên tử; ai được lòng vua thiên tử thì làm vua chư hầu; ai được lòng vua chư hầu thì làm quan

đại phu. Khi một vị vua chư hầu làm hại đến xã tắc thì có thể lập người khác làm vua, vì xã tắc quan trọng hơn vua. Cũng như thế, khi đã bỏ ra những con vật béo khỏe, tế phẩm

đã tinh khiết, tế đúng ngày quy định mà trời vẫn hạn hán, lũ lụt thì phải thay đổi các vị

thần xã tắc khác, vì dân quý trọng hơn xã tắc.” [21] Sự khách quan trong nhìn nhận của

Mạnh Tử về tầm quan trọng của dân là sự tôn trọng, gìn giữ và phát triển thêm những quan điểm đáng quý về lòng Nhân của đức Khổng khi xem trọng nhân dân. Đó cũng chính là lý do mà tư tưởng này ngày nay vẫn được sử dụng và làm tiêu chí nhân rộng.

Sự chia cắt về mặt địa lí và chính trị liên tục sẽ làm cho con người mỏi mệt, mất lòng tin vào nhà cầm quyền, đồng thời gây xáo trộn nội bộ. Thời Xuân Thu với những cuộc chiến tranh hùng xưng bá kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy, mà con người chính là yếu tố làm nên, cũng là yếu tố sẽ đập tan được những tư tưởng và hành động tham lam quyền lợi của đa số vương hầu thời ấy. Khổng Tử nhận ra được điều ấy quả là người vừa Nhân vừa Trí rồi.

Chương III

TƯ TƯỞNG NHÂN CA KHNG T VI XÃ HI VIT NAM

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân của khổng tử trong sách luận ngữ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)