Lời hứa của người chinh phu dành cho người chinh phụ

Một phần của tài liệu đặc điểm nội dung tác phẩm chinh phu ngâm hồng liệt bá (Trang 32 - 36)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Lời hứa của người chinh phu dành cho người chinh phụ

Trong tình yêu có ai mà không lần hứa hẹn nhưng phải chăng lời hứa chỉ để làm xuôi tai mát lòng với ai đó. Lời hứa đó đối với bài thơ này đinh ninh như lời hẹn ước. Nhưng thất vọng hơn vì chàng đành thất hứa không về được bởi còn bóng giặc đành lỗi hẹn cùng nàng.

“Ruổi xe ngày ấy biệt nàng,

Hoa đào đâu đã tỏ tường bướm ong.

Cùng với nàng ước xong kỳ hạn, Ước ngày về đúng hẹn mùa dưa.

Hết dưa đào cũng vừa tàn,

Ven tường dế đã tìm đường đào hang”.

Ngày chia tay cùng nàng thề hẹn những tưởng ngày vui sum hợp nhưng ai ngờ

kỳ hạn đã qua khi hẹn ngày trở về cùng nàng đúng hẹn mùa dưa, nhưng hết dưa và đào

“Lúc ruổi ngựa cùng nàng ly biệt Đài sen chưa thấy mặt rùa vàng.

Ngày về ước hẹn cùng nàng, Sen tàn,cúc lỗi, hoa vàng gió may.

Nhạn hồng đã về Nam rời bắc, Ước với nàng như lúc ra đi.

Tháng ngày hứa chẳng dầm dề, Đã qua nữa tháng người về thấy đâu.

Lấp lóa màu ráng chiều rọi sáng,

Thân cõi ngoài, lòng vướng quê hương.

Chòi canh trong ngóng mà thương,

Nhớ sau ngày ấy cùng nàng chia ly. Chữ TƯƠNG TƯ- ĐIỀM TÂM đặt ghép.

Hai phương trời từng bước nhớ nhung.

Trời đêm sương ước áo khăn,

Bổng nơi quan ải chạnh lòng nhớ quê.”

Mặt trời sáng mọc tối lặn, mỗi tháng một lần trăng tròn, mỗi chu niên đều có đủ

xuân, hạ, thu, đông để cho vạn vật"xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn" theo chu kì "thành, thịnh, suy, huỷ". Ðời người không ai ra khỏi quy luật"sinh, lão, bệnh,

tử".Chính vì thế cho nên không lạ nếu ta thấy trong thơ văn cổ, thời gian thường được

nhìn trong quan hệ tương thông với vũ trụ và mang tính tuần hoàn bất biến.

Trong Chinh phu ngâm thời gian tuần hoàn xuất hiện nhằm tăng cường cảm giác về độ

dài triền miên không dứt của thời gian hiện tại, nhằm khắc hoạ tâm trạng cô đơn, buồn

khổ của người chinh phu nơi chiến trận.

Tính liên tục tuần hoàn của thời gian được ý thức thường xuyên như một đoạn thơ trách người chinh phu hay nói đúng hơn là chàng tự trách bản thân mình lỡ hẹn

cùng nàng, sự lỡ hẹn đó diễn ra với ý niệm thời gian liên tục tuần hoàn của vũ trụ, nhất

Chim oanh biểu trưng cho mùa xuân, trong thơ ca cổ hình ảnh này xuất hiện

khá phổ biến nhất là trong Đường thi. Chim Đỗ Quyên là biểu trưng cho mùa hè.

Trong Truyện Kiều có câu thơ đặc sắc miêu tả mùa hè của Nguyễn Du với hình ảnh

chim Đỗ Quyên kêu khắc khoải “Dưới trăng quyên đã gọi hè”. Hoa đào thường biểu trưng cho mùa xuân:

"Trước sau nào thấy bóng người

Hoa đàonăm ngoái còn cười gió đông".

Cả đoạn thơ không một từ chỉ thời gian, mà nó chỉ hiện lên những hình ảnh của

những sinh thể trong đời sống tự nhiên: chim đỗ quyên, chim én, hoa mai, hoa đào, hoa phù dung. Chúng đến rồi chúng lại đi, chúng tàn rồi chúng lại nở. Nhưng qua đó người đọc có thể hình dung ra được sự tuần hoàn trôi chảy đến bất tận của thời gian.

Bên cạnh đó trong đoạn thơ, tác giả còn dùng kết cấu thơ trùng điệp nhằm nhấn mạnh

sự lặp đi lặp lại những cảm xúc trong lòng người chinh phu. Tâm trạng chính phu diễn

tiến theo hai vế hi vọng - thất vọng. Nàng cứ đợi chờ hi vọng khi một mùa xuân trôi qua, một năm trôi qua thì đến mùa sau, năm sau người chinh phu sẽ trở về như lời hẹn ước về đáp lại lòng mong đợi, thương nhớ của nàng. Những câu thơ đọc qua tưởng

chừng đó là lời người chinh phụ nhưng không đó là sự cảm thông thấu hiểu tâm trạng

của người chốn phòng khuê, chàng xung pha chiến trận nhưng sâu thẳm trong tâm hồn

chàng vẫn dõi về quê nhà nơi có kẻ ngóng trong.

Nàng cũng vậy và chàng cũng vậy hai phương trời cách biệt nhưng qua những

dòng thơ đó cho ta thấy phần nào lời đinh ninh hẹn ước cũng như lời minh thệ của hai người.

Sự vận hành của thời gian, của vũ trụ cứ tuần hoàn trôi chảy vô thuỷ vô chung

mà cuộc đời con người thì hữu hạn. Cảm thức này luôn thường trực trong quan niệm

của con người trung đại. Trong cái nhìn đối sánh với cái độ dài vô tận của thời gian và sự đợi chờ của người chinh phụ chúng ta sẽ thấy bật nổi lên hình ảnh của một con người mỏi mòn vì chờ đợi ngóng trông cứ nhìn thời gian trôi (thông qua các biểu tượng thời gian) mà bóng người chinh phu vẫn mịt mù bóng chim tăm cá.

Chúng ta nhận thấy có một hệ thống hình ảnh thiên nhiên đang vận động biểu trưng cho sự trôi chảy của thời gian. Qua đó người đọc có thể hình dung được quá

trình vận động của các hình ảnh thiên nhiên. Từ đó làm bật nổi sự vận động của thời

gian: thời gian trôi chảy trong cái tuần hoàn bất tận. Hoa tàn rồi hoa nở, rêu mọc rồi

mong ngóng. Chinh phu tri giác được những hình ảnh thiên nhiên cứ xuất hiện rồi lại

mất đi, mất đi rồi lại xuất hiện, tiếp diễn bất tận trong cái vòng vô thủy vô chung của đất trời mà nỗi nhớ mong của người chinh phụ thì theo đó mà cũng dằng dặc cùng năm

tháng.

Chúng ta thấy bằng những hình ảnh biểu trưng chỉ thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tác giả đã diễn tả được sự vận hành liên tục của thời gian vũ trụ. Thời gian

bốn mùa thì vô tình trôi đi theo quy luật vốn có của nó, còn cuộc sống của người chinh

phu sao vẫn không thấy biến đổi. Chàng vẫn thấu hiểu cho nàng một mình âm thầm

chờ đợi, âm thầm chịu đựng, có trách chồng sai hẹn thì cũng trong tâm tưởng làm sao mà giãi bày ưu tư trực tiếp cùng chàng.

“Luôn mong đợi tin qua ngựa trạm, Tin thư này gửi tận năm qua.

Năm nay thư đến mở ra,

Thấy thư mà chẳng tìm ra bóng hình Hoa mai sớm đầu cành đã nở.

Trắng tinh khôi lộ vẻ kêu sa. Lòng son tin gửi xuân qua, Xuân nay tin đến đã là tròn năm.

Tin trạm báo mùa thu năm trước,

Tới thu nay tin mới bay về.

Tin về quân vẫn chưa về,

Hoa lan lớp lớp trắng cờ, hoa lau”.

Nhìn sự vận hành của thời gian vũ trụ chàng chạnh lòng thương mình nhưng chàng càng thương người chinh phụ hơn. Mỗi khi gió tây những cơn gió mùa thu trở

về, hơi sương lạnh lẽo của mùa đông nơi biên ải thì người chinh phu lại phải chịu

nhiều gian lao vất vả. Chỉ một đoạn thơ thôi nhưng hàm chứa nhiều thời điểm xuân,hạ

thu, đông. Ở đây để chỉ thời gian, tác giả đã sử dụng nhiều hình thức phong phú. Có khi tác giả dùng trực tiếp những từ chỉ thời gian, từ xuân. Có khi lại là biểu tượng chỉ

mùa thu thông qua hệ thống hình ảnh, hơi sương, tuyết, từ đó người đọc có thể liên

những cuộc hành quân mải miết không ngơi nghỉ của người chinh phu hết mùa này sang mùa khác từ năm này sang năm khác, nó trải dài cùng cái vòng tuần hoàn năm

tháng của đất trời cũng như sự đợi chờ của người chinh phụ.

Tần số xuất hiện của từ chỉ mùa thu và mùa xuân chiếm phần lớn. Chỗ này có thể thấy dấu vết của triết học phương Đông, với quy luật"xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn". Mùa xuân và mùa thu là hai mùa sự vật đang phát triển theo hai hướng trái ngược nhau nhưng chưa phải đến tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về chất. Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở nhưng là mới bắt đầu. Nó là cái dương chưa trưởng thành đầy đủ. Mùa thu là mùa cây cỏ hoa lá úa vàng, con người buồn bã nhưng

cũng chưa phải là đỉnh cao của sự tàn lụi. Nó là cái âm chưa trưởng thành đầy đủ. Hai mùa xuân thu như vậy vừa tiêu biểu cho hai trạng thái đối nghịch nhau của vạn vật,

vừa chứa trong nó khả năng tiếp tục phát triển của quá trình. Thế nên chúng chọn được

biểu tượng cho quy luật vận động không ngừng của tự nhiên.

Một phần của tài liệu đặc điểm nội dung tác phẩm chinh phu ngâm hồng liệt bá (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)