- Đề phòng bụi có khả năng gây cháy nồ, cần định kỳ kiểm tra nồng độ bụi tại nơi làm việc.
- Tổ chức khám tuyển sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ, quản lý sức khoẻ đối với NLĐ thường xuyên tiếp xúc với bụi.
- Nghiên cứu và đề ra chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho NLĐ tiếp xúc với bụi, đặc biệt là những bụi có khả năng gây bệnh phổi nhiễm bụi.
- Tổ chức theo dõi sức khoẻ, khám lại cho những trường hợp đã được phát sổ bệnh bụi phổi kể cả sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển nghề.
- Cơ quan y tế phải có trách nhiệm tuyển dụng những người khỏe mạnh không mắc các bệnh, bệnh phổi mãn tính vào làm việc.
- Điều trị phục hồi chức năng cho NLĐ bị suy giảm chức năng hô hấp do tiếp xúc với bụi.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những người bị bệnh để có phương pháp giải quyết chuyển nghề cho họ.
- Quan tâm tới khẩu phần ăn của người lao động có tiếp xúc với bụi. Chú ý tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
- Tổ chức tập huấn cho người làm việc có tiếp xúc với bụi biết tác hại của bụi và các biện pháp làm việc an toàn.
- Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện BVCN phòng chống bụi hữu hiệu như quần áo BHLĐ, khẩu trang, mặt nạ đủ và đúng quy định. Ở những nơi phát sinh bụi độc, quần áo BHLĐ phải kín, may bằng vải sợi bông dày để tránh bụi xâm nhập.
- Những người làm việc, tiếp xúc với bụi, khi đã xuất hiện các hội chứng (ngày thứ 2) nên chuyển đổi nghề, sẽ tránh được bệnh tiến triển nặng.
Tại khâu kéo sợi có hệ thống điều hoà không khí, trạm lạnh lọc bụi 20 lần/giờ và phòng tách lọc bụi bông riêng biệt nhằm hạn chế sinh nhiệt và bụi bông trong gian máy.
Ngoài ra, công ty còn lắp đặt thêm các quả cầu hút nhiệt trực tiếp, đưa hệ thống phun sương di động vào phục vụ các gian máy bông chải.