Bản g: Diễn biến giao dịch năm 2008 theo từng quý

Một phần của tài liệu bài tập lớn kinh tế vĩ mô (Trang 35 - 47)

s(%) (%) KL(tỷ) s (%) KL(tỷ) s (%) KL(tỷ) s (%) KL(tỷ) Mua có kỳ hạn 2,18 190.214 1,88 445.000 5 283.100 3,6 28.891 Bán hẳn 8,5 1.867 7,75 1.578 4,5 74.986 Bán có kỳ hạn 4,91 12.022 Nguồn : Tổng cục thống kê

Trong Quý I, trên thị trường mở diễn ra cả hai loại giao dịch mua và bán nhưng kết quả mua là chủ yếu (khoảng 93%) và áp dụng cả hai phương pháp đấu thầu là đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng, thời hạn giao dịch phổ biến là 07 và 14 ngày trong nghiệp vụ Mua kỳ hạn trên TTM. Từ tháng 2/2008, do tình hình lãi suất đặt thầu và thắng thầu tăng cao, NHNNVN chỉ sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng, mức lãi suất thống nhất được sử dụng trong tuần đầu tiên là 15% nhằm tạo định hướng cho thị trường, trong các tuần tiếp theo lãi suất được điều chỉnh giảm xuống 14%, 13%, 10% và 9% cho phù họp với lãi suất cơ bản do NHNNVN công bố.

Sang quý II, để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNNVN một mặt áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng mặt khác vẫn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD qua NVTTM. Lượng vốn bơm ra thị trường trong thòi kỳ này đạt mức kỷ lục là 445.000 tỷ đồng, chiếm 99,65% tổng khối lượng giao dịch NVTTM trong Quý II. NHNNVN tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng với mức lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng dần từ 9% lên 12%/năm.

Quý III, tình hình vốn trên thị trường đã bớt căng thẳng. NHNNVN tiếp tục tổ chức mua kỳ hạn trên thị trường mơ và duy trì hình thức đấu thầu khối lượng

với mức lãi suất được điều chỉnh tăng lên 15%/năm cho phù họp với định hướng điều hành lãi suất và kiềm chế lạm phát của NHNNVN.

Bước sang Quý IV, lạm phát đã được kiềm chế và Chính phủ ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, nguồn vốn khả dụng của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. NHNNVN đã tổ chức cả hai loại giao dịch mua và bán; trong đó giao dịch mua vẫn áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng nhưng lãi suất đấu thầu được điều chỉnh giảm dần tò 15% xuống 9%/năm. Kết quả, lượng vốn đưa ra qua kênh mua chỉ bằng 38,53% so với lượng vốn hút về qua kênh bán.

Với hiệu quả rõ rệt của NVTTM, số lượng thành viên tham ra nghiệp vụ này đã tăng từ mức 44 TCTD trong năm 2007 lên mức 56 TCTD trong năm 2008, tỷ lệ thành viên tham gia giao dịch cũng tăng từ mức 21 TCTD lên mức 35 TCTD.

Có thể thấy, trong năm 2008 NVTTM có nhiều diễn biến phức tạp song đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực thi CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, giữ vững tính an toàn và bền vững của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng cũng khiến cho các NHTM nhỏ, nắm giữ ít giấy tờ có giá không cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các NHTM lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít và phải vay lại của các NHTM lớn với lãi suất cao hơn. Thành viên tham gia thị trường mở ngày càng được tăng cường. Việc NHNNVN điều hành linh hoạt NVTTM với các quy trình thủ tục thuận lợi đã ngày càng thu hút sự quan tâm của các TCTD. Đen nay, các thành viên tham gia thường xuyên vào thị trường mở không chỉ có các NHTM Nhà nước mà còn có các NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như NHTM cổ phần Hà Nội, NHTM

cổ phần Kỹ Thương,Citibank, v.v...

Có thể khắng định rằng thành tựu nổi bật nhất trong điều hành CSTT là đã phần nào kiếm soát được lạm phát, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiếm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 2004 luôn đạt mức tăng trưởng dương và cao hơn nhiều so với các năm trước đó, đặc biệt năm 2007 mức tăng trưởng đạt 8,48%. Trong năm 2008 khi hầu hết các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng âm, nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì Việt Nam lại tăng trưởng ở mức 6,18%; mặc dù thấp hơn các năm trước đó nhưng cũng đã thế hiện được nỗ lực không nhỏ của Chính phủ Việt Nam cũng như các cơ quan điều hành trong việc kiềm chế lạm phát. Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, v.v... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thế như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo, v.v...

Thứ hai,các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Thời gian đầu, công cụ CSTT được sử dụng chủ yếu là các công cụ trực tiếp như HMTD, công cụ kiểm soát lãi suất. Tuy nhiên, ngay trong việc sử dụng công cụ trực tiếp cũng có những chuyển biến tích cực: đầu tiên, NHNNVN quy định tỷ lệ lãi suất cụ thể, sau đó là trần lãi suất, lãi suất cơ bản và cuối cùng là lãi suất thoả thuận. Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi, NHNNVN chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như DTBB, chiết khấu, NVTTM.

Nhìn chung trong tình hình nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn định, lạm phát gia tăng, các công cụ của CSTT đã được NHNNVN áp dụng theo hướng thắt chặt nhằm giảm thiếu mức cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Các công cụ được thực hiện cả đan xen và kết hợp với nhau, trong đó việc điều chỉnh công cụ này lại góp phần làm thay đổi các chính sách ở công cụ kia. Cụ thể, khi NHNNVN thực

hiện nâng hạn mức tín dụng cho vay đối với các NHTM, khiến cho dư nợ tín dụng tăng lên, lưu lượng cho vay giảm xuống, khiến lãi suất cho các khoản vay tăng lên. Hay khi NHNNVN tăng tỷ lệ DTBB đối với các NHTM, khiến cho lượng dự trữ vượt quá giảm xuống, lượng vốn cho vay do đó giảm xuống, khiến cho các NHTM phải tăng cường huy động vốn bằng việc nâng lãi suất tiền gửi, v.v...Các công cụ của CSTT đã được kết hợp một cách tương đối chặt chẽ và linh hoạt với nhau, thế hiện sự nỗ lực của NHNNVN trong việc chống lại những tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

E. So sánh việc thực hiện chính sách tiền tệ trong thực tế và trên lý thuyết

• Hạn chế

Thứ nhất, trong thực tế NHNN VN chỉ mới đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong các năm 2006 và 2009. Các năm còn lại đều vượt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên gần 20% trong khi chỉ tiêu là bé hơn 6,18% (mức tăng trưởng GDP 2008).

Thứ hai, các công cụ CSTT còn có những hạn chế, chưa phù họp với diễn biến và yêu cầu thực tế để điều tiết tiền tệ có hiệu quả.

Công cụ lãi suất: trong giai đoạn 2004 đến nay, NHNN đã thực hiện tiến trình tự do hóa lãi suất. Với việc trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ và việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VNĐ thì lãi suất đã được tự do hóa hoàn toàn. Lãi suất cơ bản NHNNVN công bố làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Các TCTD mở rộng huy động và cho vay đối với nền kinh tế, qua đó góp phần giúp kinh tế đạt được sự tăng trưởng cao qua nhiều năm. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những tháng đầu năm 2008. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Vì vậy, CSTT thắt chặt đã được NHNNVN thực thi từ đầu năm 2008. Việc thắt chặt CSTT là quyết định tất yếu để ngăn chặn đà lạm phát đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của nó là tác động đến

tính thanh khoản của các TCTD, đẩy lãi suất huy động của các TCTD lên cao. Do vậy, có thề gây mất an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng.

Công cụ hạn mức tín dụng: HMTD là một công cụ mạnh, mang tính hành chính và có hiệu lực đáng kể. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng luôn biến động không ngừng nên công cụ này ít được NHNNVN áp dụng. Mặc dù vậy, trong những năm nền kinh tế có lạm phát ở mức cao, công cụ này cũng đã góp vai trò tích cực trong việc kiếm soát vấn đề lạm phát. Trong trường họp NHNNVN áp dụng công cụ này, NHNNVN luôn có sự điều chỉnh mục tiêu HMTD sao cho phù hợp với sự phát triến của nền kinh tế. Bởi nếu cố định HMTD một cách chủ quan có thế dẫn tới sự phát triển không lành mạnh của nền kinh tế. Trong trường hợp mức tăng trưởng tín dụng quá cao có thế dẫn tới tình trạng lạm phát. Ngược lại, khi dòng vốn không được cung cấp đầy đủ cho các chủ thể trong nền kinh tế có thế kiềm chế sự phát triến của nền kinh tế, trong khi tăng trưởng tín dụng chưa gây ra hiệu ứng đáng lo ngại về lạm phát đối với nền kinh tế. Chính vì thế, NHNNVN phải dựa trên những quyết định, chủ trương của Chính phủ, và thực tiễn nền kinh tế để đưa ra những quyết định đúng đắn đối với mức HMTD.

Công cụ chiết khấu: công cụ chiết khấu chưa thực sự đóng vai trò là công cụ của NHNNVN để cung ứng nguồn vốn ngắn hạn và bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của các NHTM, thể hiện là nghiệp vụ này diễn ra không thường xuyên, số lượng NHTM tham gia chiết khấu không nhiều, chủ yếu tập trung ở NHTM quốc doanh và chưa tác động đến các điều kiện tín dụng trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Mức độ tác động của lãi suất chiết khấu đối với lãi suất thị trường và nhu cầu tiền tệ chưa cao, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu trong thời gian qua không làm tăng, giảm nhu cầu vay vốn của các NHTM. Có thể nói, công cụ tái chiết khấu chưa thực hiện được đúng vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn (kế cả hình thức cho vay qua đêm) của NHNNVN cho các ngân hàng và chưa có sự phân biệt rõ giữa các hình thức tái chiết khấu. Việc điều tiết tiền tệ thông qua công cụ tái

chiết khấu trong từng thời kỳ cũng chưa được định hướng rõ: điều tiết qua lãi suất hay qua khối lượng.

Công cụ DTBB: DTBB có liên quan đến lãi suất đầu vào và việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, vì vậy việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB nên linh hoạt hơn đối với tiền gửi là ngoại tệ do tình hình ngoại tệ của các NHTM hiện nay huy động rất khó khăn trong khi nhu cầu vay của nền kinh tế rất cao chưa đáp ứng được.

Công cụ tỷ giả hoi đoái: trong nền kinh tế thị trường thì tỷ giá hối đoái được xem như là một trong những công cụ tiền tệ quan trọng nhất trong quản lý và điều hành kinh tế của đất nước. Do vậy, việc sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào để nó có thế được phát huy với tư cách là một công cụ tiền tệ quan trọng là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức.

Từ sau đổi mới kinh tế đến nay, tỷ giá hối đoái đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chức trách, đặc biệt là của các doanh nghiệp, theo đó là của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, để tỷ giá hối đoái có thể được phát huy đầy đủ vai trò vốn có của nó thì việc nhận thức một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện bản chất của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện cụ thế của Việt Nam là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD theo từng thời kỳ trong năm, biên độ tỷ giá được nới lỏng ở mức thấp hơn 1%. Điều này được lý giải là do đến nay VND vẫn là một đồng tiền yếu khi nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của một đồng tiền. Trước hết, và cũng là từ góc nhìn quan trọng nhất thì tiền Việt Nam vẫn chỉ là một đồng tiền quốc gia, chưa được phép tự do chuyển đổi, chưa được bất cứ bạn hàng nào trên thị trường thế giới chấp nhận làm đồng tiền thanh toán quốc tế trong các giao dịch kinh tế quốc tế. Do vậy, vị thế của VND trên thị trường tiền tệ thế giới nói chung, trong các giao dịch kinh tế đối ngoại nói riêng, chưa được xác lập, chưa có khả năng cạnh tranh với các đồng tiền khác trên thị trường thế giới, đặc biệt với các ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, EURO,

v.v... Hơn nữa, khi đã là một đồng tiền yếu thì khả năng chống chọi lại với những biến động bất thường trong đời sống kinh tế thế giới - đặc biệt với các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới là rất nhỏ. Là một đồng tiền yếu mà thường xuyên bị điều chỉnh theo hướng giảm dần sức mua so với các ngoại tệ tự do chuyến đổi như USD thì việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tiền tệ rất khó có thể thực hiện được. Nói cách khác, khi một đồng tiền yếu lại thường xuyên bị “phá giá” theo kiếu thường xuyên điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái, làm giảm sức mua của nó thì việc duy trì sự ổn định sức mua của đồng tiền là rất khó. Theo đó, lạm phát lại luôn có cơ hội để bùng phát.

Những bài học kinh nghiệm của thế giới về phá giá tiền tệ luôn là những cảnh báo cần được quan tâm đặc biệt mỗi khi thực hiện thay đổi tỷ giá hối đoái. Do vậy, có thể nhận thức được một cách sâu sắc rằng việc phá giá tiền tệ chỉ có thể thực hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, và không phải với nền kinh tế nào cũng có thề sử dụng giải pháp này. Đây cũng là cái lý mà nhiều năm nay, Trung Quốc vẫn không thực hiện phá giá đồng tiền của họ theo khuyến cáo của một số tổ chức tài chính quốc tế, cũng như một số nước lớn trên thế giới, trong đó nổi lên là Mỹ. Phá giá tiền tệ mà không làm tốt khâu chuẩn bị thì hậu quả với nền kinh tế đất nước sẽ là rất khó lường. Vì vậy, trong những trường hợp như thế, có thể nói được là, “phá giá tiền tệ là phá vỡ niềm tin”.

Việc thực hiện công cụ tỷ giá hối đoái còn nhiều hạn chế. Đen nay, tỷ giá hối đoái mới được các NHTM xem như là một công cụ đơn thuần nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ. Do vậy mà những điều chỉnh nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái rất được các NHTM đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do có sự điều chỉnh và quản lý của NHTƯ trong việc thay đối tỷ giá hối đoái nên các NHTM khó có thể tự do thay đổi tỷ giá theo ý mình, và đó cũng trở thành một trong những áp lực cho NHTU . Khi NHTƯ chưa kịp điều chỉnh thì có thế khiến cho các NHTM gặp khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài tập lớn kinh tế vĩ mô (Trang 35 - 47)