5 CHƯƠNG : CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ TÍN HIỆU ĐO RUNG BẰNG PLC S7-200
5.3 Cách thức xây dựng chương trình
Ta chọn các chân switch của EM235 ở chế độ fulscale 0-20 mA. Như vậy giá trị số nguyên tương ứng với 0-20 mA sẽ là 0-32000. Cảm biến đo rung có dải đo và thang giá trị là 0-50mm/s tương ứng với 4-20mA. Như vậy làm phép tính tam suất chúng ta sẽ có 0-50mm/s sẽ tương ứng với 6400 – 32000. Với thang giá trị trên ta sẽ tính được thông sô rung hiện tại tương ứng với giá trị số nguyên đọc vào ở AIW0.
Để hiểu được cách xây dựng công thức tính toán, ta sẽ vẽ đồ thị như sau:
Với đồ thị này, trục tung Y biểu thị cho giá trị từ 0-32000 của EM235, trục hoành X biểu thị cho độ rung 0-50mm/s.
Giá trị 0-20mA đưa vào EM235 sẽ tương ứng với giá trị 0-32000 mà module có thể giải mã. Nhưng ở đây, tín hiệu đầu vào ta sử dụng là 4-20mA tương ứng với giá trị số nguyên 6400-32000. 0--->20mA ---4--->20mA 0--->32000 ---x--->32000 Ta có 32000 4 6400 20 x = × =
Như vậy : 4mA---6400---0mm/s 20mA---32000---50mm/s
Ví dụ ta có hai điểm A,B. Tọa độ điểm A(0;6400) và tọa độ điểm B(50;32000). Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm A,B, phương trình đường thẳng đi qua hai điểm có dạng Y=AX+B (1). Ta lần lượt thay hai điểm A,B vào phương trình.
Thay A(0;6400) vào phương trình (1): 6400 = A.0 + B => B = 6400. Thay B(50;32000) vào phương trình (1): 32000 = A.50 + 6400 =>A=512
Ta thay giá trị hai điểm A,B vừa tìm được vào phương trình: Y =512× +X 6400 Giá trị cuối cùng ta cần tìm là X tức là giá trị đo rung, vì vậy ta có:
( 6400) 512
Y
X = −
*
Biến Y có giá trị từ 6400-32000 tương ứng với tín hiệu đầu vào 4-20mA, biến X chính là giá trị đo rung cần tìm (0-50mm/s) , nhập phương trình * vào chương trình PLC ta sẽ biết
Y X (mm/s) 0 50 32000 6400 A B Y=AX+B
được giá trị X, giá trị này sẽ thay đổi theo Y, ta sử dụng giá trị X này để nhận biết được mức độ rung động của máy nghiền từ đó đưa ra các mức cảnh báo cho người vận hành biết.