Xu hướng khái quát, ước lệ:

Một phần của tài liệu Tài liệu Tổng quan về giao tiếp docx (Trang 31 - 36)

Bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Trong khi người châu Âu nói một cách chặt chẽ, cụ thể (từ tất cả các phía), thì người Việt nam nói một cách ước lệ: Từ ba bề bốn bên. Ở những trường hợp, khi người Châu Âu dùng “tất cả” thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ: Ba thu, nói ba

phải, ba mặt một lời, năm chìm bảy nổi, yêu nhau tam tứ núi cũng trèo… chín suối, chín tầng mây, mười tám đời Hùng Vương, ba mươi sáu cái nõn nường, trăm dâu đổ một đầu tằm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, vạn sự…

- Xu hướng trọng sự cân đối hài hoà:

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một số lượng lớn các từ song tiết. Mỗi từ đơn lại hầu như đều có những biến thể song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc hai vế đối ứng: trèo cao/ngã đau, ăn vóc/ học hay, biết thì thưa

thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…

Thậm chí trong cả việc chửi nhau, người Việt cũng chửi một cách bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ. Không chỉ lời chửi mà cả cách chửi, dáng điệu chửi,…cũng mang tính nhịp điệu. Đối với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ người Việt có thể chửi từ ngày này qua ngày khác, từ giờ này qua giờ khác mà không nhàm chán. Đó là “nghệ thuật chửi” độc nhất vô nhị mà có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới có được.

b. lam the nao de duy tri nét truyền thống đó?

Câu 2:Phuong tien giao tiếp qua trang phục?

+ Là chỉ số nói lên tuổi tác, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp.

+ Gồm: Quần áo, giầy dép, mũ nón, khăn, túi sách, gang tay, thắt lưng, ví tay, đồ trang sức...

Qua trang phục có thể phần nào biết được người đó gọn gàng hay lôi thôi hoặc biết được tính cách của con người.

Ví dụ:

Người sôi nổi, ưa hoạt động: Màu rực rỡ

Người nhút nhát, hay mặc cảm: Màu nhẹ, tối, kiểu cắt may đơn giản, phổ biến

Người kín đáo: Mặc mốt nhưng không khoa trương Người kỹ tính: Chọn các kiểu cầu kỳ, phức tạp

- Khi thuyết trình bạn phải chú ý tới ngoại hình của bạn. Cách ăn mặc thể hiện thái độ của bạn với mọi người. Hãy ăn mạc cẩn thận và phù hợp với nội dung thuyết trình. Tuy nhiên ngoại hình có thể làm phân tán sự chú ý của người nghe.

Ngoại hình đặc biệt quan trọng không phải với ý nghĩa trong bộ đồ tốt nhất hoặc đôi giầy bóng lộn mà là ở chỗ ngoại hình của diễn giả nói điều gì với cử toạ. Trang phục phải phù hợp với nội dung, không gian buổi thuyết trình.

Ví dụ: thuyết trình nội dung văn hoá Việt Nam (di sản văn hoá: Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế…người thuyết trình là nữ có thể một chiếc mặc áo dài truyền thống).

Ngoại hình cũng có thể làm phân tán tư tưởng.

Ví dụ: Tôi muốn biết bà ta kiếm được đôi hoa tai đó ở đâu? Chiếc vòng tay kia chắc phải đáng giá cả gia tài…

- Tư thế thể hiện sự quyền uy. Phong thái tự tin cuả bạn có thể khiến cho cử tọa tin rằng tất cả những gì sắp nói có ý nghĩa. Bạn cần đứng thẳng ngươpwif với tư thế tự nhiên không bỏ tay túi quần. Một tư thế còng còng, đầu nghẹo ngiêng thể hiện sự mệt mỏi. Tay chân lúi búi, đầu gối run run là dấu hiệu của sự lo lắng. Hãy xuất hiện trươcs cử tọa một cách tự tin và tỏ ra hào hứng với buổi nói chuyện.

- Bạn có thể đi lại nói chuyện, tuy nhiên nên hạn chế trong vòng bán kính khoảng 1m. Nếu bạn đi lại quá xa sẽ làm sao nhãng sự chú ý của cử tọa.

Đề số 14 câu1: trinh bay quy trình Thuyết phục? 1. Khái niệm

- Thuyết phục là phương pháp tác động ảnh hưởng có mục đích nhằm thay đổi các quan điểm, thái độ của người khác hoặc xây dựng quan điểm mới. Nói cách khác thuyết phục là thông qua các bằng chứng hợp lý, làm thay đổi lập trường, quan điểm, cách nhìn và hành vi của người đối thoại về một phương diện nào đó.

.2. Quy trình thuyết phục

- Để đối phương có cơ hội phát biểu: Trước khi thuyết phục người khác đầu tiên phải tìm hiểu xem đối phương không hài lòng về cái gì, có gì không ổn, cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của đối phương rồi hẵng thuyết phục.

- Biểu đạt cách nghĩ của bản thân: Khi thuyết phục nên để đối phương đưa ra cảm nghĩ của bản thân từ đó đưa ra những điểm có thể đủ sức thuyết phục đối phương. Khi đối phương tỏ ý không vừa lòng phải không ngừng giải thích.

- Biểu lộ lòng nhiệt tình và thành ý: Khi đối phương tỏ ra đã hiểu vấn đề không nên quên nói vài câu tỏ ý cảm ơn.

- Mượn sức từ ngoại cảnh: Nhờ người khác có uy tín giới thiệu mình với người khác để tạo mối quan hệ tốt đẹp.

- Cách thuyết phục: Thuyết phục không chỉ đơn thuần là bày tỏ ý kiến của mình rồi truyền đạt cho đối phương nghe mà phải làm cho đối phương tiếp thu ý kiến của mình.

+ Nhiều người tưởng muốn thuyết phục bất cứ ai thì chỉ cần nói tất cả những điều mình cho là hay. Thực tế mình nói hay với người ta nhưng người ta nghe hay không là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

+ Trước khi thuyết phục phải chuẩn bị tư liệu đầy đủ, phải nhiệt tình. + Nhờ trung gian

+ Khi thuyết phục không được ra mệnh lệnh mà nên sử dụng những từ: “Theo tôi là thế này..”

+ Thuyết phục không phải lúc nào cũng thành công chớp nhoáng. Khi gặp đối phương khó thuyết phục cần thận trọng nếu không sẽ bị “hạ đài”.

* Bình tĩnh: Bình tĩnh ngay lúc nói (Hấp tấp họ nghi ngờ, vồn vã họ hiểu không sâu)

Bình tĩnh gặp họ nhiều lần (phải có thời gian cho họ suy nghĩ lại)

* Điềm đạm: Nhất là khi gặp đối phương chọc tức bởi tính hay ngang ngược, hỗn láo hay ngoan cố của đối phương.

- Hãy chứng minh cho đối phương thấy mình là một sức mạnh, tinh thần như bất động. Mắt bạn sáng như sao nhìn thẳn vào mặt đối phương, toàn gương mặt thản nhiên. Khi cần cười hãy cười cởi mở, chân thành, chừng mực

- Bình tĩnh và trường kỳ chinh phục bằng lý trí và bằng tình cảm

Hiệu quả của sự thuyết phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: uy tín của người thuyết phục, tính chặt chẽ, tính lôgíc của các lý lẽ đưa ra, một số đặc điểm tâm lý cá nhân (tính cách, tính khí, ý chí, tâm thế…), hoàn cảnh trong đó diễn ra sự thuyết phục, cách thức thuyết phục. Đồng thời hiệu quả của sự thuyết phục còn phụ thuộc vào việc người đang được thuyết phục có dẹp bỏ được những thắc mắc, nghi ngờ hay không.

Cau 2:Tính động và linh hoạt

Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở: - Hệ thống ngữ pháp:

Trong khi ngữ pháp của các ngôn ngữ Châu Âu chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các hư từ để thể hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.

Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng đủ mọi đòi hỏi mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu như phải chia động từ theo các thể, các ngôi…, phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ… Còn trong tiếng Việt thì tuỳ theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó:

Ví dụ: Cùng nói đến việc đi Hà Nội của người Việt Nam

Tôi đi Hà nội Tôi sẽ đi Hà nội

Ngày mai tôi đi Hà nội Ngày mai tôi sẽ đi Hà nội.

- Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt nam còn bộc lộ trong lời nói:

Người Việt thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ, trong khi đó các ngôn ngữ phương Tây có xu hướng ngược lại, rất thích dùng danh từ.

Ví dụ: Khi người Việt nói: Cảm ơn anh đã tới chơi thì người phương tây nói:

Cảm ơn vì sự đến chơi của anh (Thank you for your coming).

- Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động.

Ví dụ: Trong khi người Việt nói một câu rất đơn giản: Cô ấy bị thầy giáo phạt thì người phương Tây nói: Cô ấy bị phạt bởi thầy giáo – She is punished by

teacher

Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt) thì người phương Tây nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ).

Ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hoá dân tộc và tác động của luật âm dương thì thật rộng lớn và sâu xa

Một phần của tài liệu Tài liệu Tổng quan về giao tiếp docx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w