Cơ hội và thách thức cho việc phát triển AKI Sở địa phương

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã hưng thuỷ - huyện lệ thuỷ - tỉnh quảng bình (Trang 37 - 41)

4.5.1 Cơ hội

* Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và thông tin phát triển nông nghiệp cho người dân.

* Các điểm internet tư nhân mọc lên ngày một nhiều phần nào đáp ứng

nhu cầu tra cứu thông tin của người dân.

* Mối liên kết giữa người dân với chính quyền thôn, xã; giữa người dân với các đối tượng thu gom và các đối tượng kinh doanh vật tư nông nghiệp

ngày càng được củng cố và tăng cường. Vì vậy việc thông tin qua lại rất dễ

dàng và ngày càng thuận tiện.

* Các bản tin nông nghiệp trên tivi, đài, báo đặc biệt là các báo, đài và các kênh truyền hình địa phương đã dần dần trở nên quen thuộc và tiến tới đưa ra các bản tin sát với nhu cầu người dân hơn.

* Chức năng, vai trò của các cơ quan, tổ chức liên quan trong phát triển

nông nghiệp đã được phân định rõ ràng hơn và đã có sự kết hợp với nhau trong các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

* Các chương trình, dự án phát triển nông thôn ngày càng nhiều. Vì thế, trình độ, nhận thức và năng lực của người dân ngày càng được nâng cao. Người dân biết kết hợp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vào sản xuất.

* Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tư nhân (các chi nhánh (của hàng) phân phối (bán) phân bón, thuốc BVTV...) tham gia vào lĩnh vực phát triển

nông nghiệp nông thôn.

4.5.2 Thách thức

* Sự phối hợp, hỗ trợ lẩn nhau giữa các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin cho người dân gặp nhiều khó khăn.

* Một số thông tin được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù đáng tin cậy, tuy nhiên thông tin còn mang tính chất dàn trải, chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương nên phần nào chưa đáp ứng nhu cầu

người dân. Người dân cần phải sàng lọc thông tin kỹ càng để áp dụng phù hợp

việc áp dụng các thông tin không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót dẫn đến

những hậu quả xấu trong sản xuất.

* Thiếu nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống AKIS, nhất là kinh phí

để xây dựng hệ thống Internet công cộng dưới sự quản lý của chính quyền xã. * Hệ thống internet chưa phổ biến đối với nông dân. Đa số lao động

nông nghiệp có trình độ văn hoá thấp, thu nhập thấp, chưa được phổ cập tin

học. Giá cả truy cập internet còn khá cao so với thu nhập của người dân.

Nhiều người dân muốn được học hỏi cách tìm kiếm thông tin qua internet và muồn tìm kiếm thông tin qua internet nhưng không không có lớp đào tạo, không biết tìm ởđâu.

* Khả năng thay đổi tư duy, thay đổi kinh nghiệm truyền thống sản xuất

bằng kiến thức khoa học tiên tiến, hiện đại từ internet gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người dân chưa được, chưa biết cách để được tiếp cận, tiếp xúc với

cán bộ Khuyến nông các cấp cao (huyện, tỉnh) và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học vì vậy nhu cầu của họ không đượcđáp ứng.

* Người dân ít có thời gian rảnh để theo dõi thông tin trên tivi, đài; không có tiền để mua báo, tạp chí nông nghiệp về đọc và chưa có thói quen

đọc sách báo.

* Nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn chưa nhiều, không hấp dẫn, tương tác thấp, không được cập nhật thường xuyên trừ các

trang web báo chí.

4.6. Những giải pháp mà chính quyền địa phương đưa ra cho việc phát

triển AKIS tại địa phương.

* Phát huy, hoàn thiện hệ thống phát thanh đến tất cả các thôn. Ngoài việc phát các bản tin củađài tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh huyện còn cần phảiđào tạo đội ngủ để xây dựng các bản tin về nông nghiệp, nông thôn phát hàng ngày, định kì hàng tuần. Tập trung phát các bản tin về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của nhà nước, các bản tin về sâu, dịch bệnh

hại và biện pháp phòng trừ ...

thông tin nói chung và thông tin nông nghiệp nói riêng. Đối với những người

có nhu cầu nhưng không biết cách sử dụng sẽ mở lớp đào tạo nhưng trước

mắt những người này khi đến tra cứu thông tin sẽđược cán bộ hướng dẫn tận

tình.

* Đào tạo nâng cao năng lực, đổi mới đội ngũ cán bộ Khuyến nông, cán bộ BVTV và cán bộ thú y xã để đội ngũ này phát hiện nắm bắt kịp thời các biến động trong sản xuất nông nghiệp của người dân để kịp thời có những thông tin khuyến cáo và chỉ đạo người dân đối phó.

* Khuyến khích hình thành các nhóm tự quản trong sản xuất nông nghiệp như các nhóm sở thích, các nhóm liên kết... dưới sự giám sát Khuyến

nông xã để dễ dàng trong việc giám sát, theo dõi tình hình sản xuất của người

dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông tin và theo dõi phòng trừ sâu dịch bệnh.

* Có thời gian biểu cụ thể cho việc cán bộ nông ngiệp xã tiếp dân. Cung cấp số điện thoại và các thông tin liên lạc của cán bộ nông nghiệp xã cho người dân để họ có thể liên lạc khi cần. Tất nhiên cần chỉ đạođội ngũ cán bộ

nông nghiệp xã phải nhiệt tình, trách nhiệm trong việc dân và giải quyết khó khăn cho người dân.

* Định kì hàng tháng, hàng quý hoặc đến mùa vụ mời cán bộ nông nghiệp ở các cấp hyện, tỉnh hoặc cán bộ các công ty phân bón, công ty thuốc

BVTV, công ty giống về tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người dân; tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền về thực phẩm sạch, bảo

hộ lao động trong nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm...

* Chính quyền liên kết chặt chẽ với các thương lái và các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệpđể có những thông tin kịp thời cho người dân về sự

biếnđộng thị trường giá cảđầu vào, đầu ra...

* Khuyến khích các tổ chức đoàn thể trong thôn,xã tham gia phát triển

nông nghiệp nông thôn thông qua việc phát động các phong trào.

* Kết hợp với các trường học, các điểm ăn uống để thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích người dân sản xuất thực

* Thu hút phát triển các dịch vụ chuyển tải thông tin từ internet, phát thanh, truyền hình đến nông dân và phù hợp vớiđặc thù của địa phương. Thu hút các nguồn lực đầu tư cho các chương trình hướng dẫn sử dụng Internet

PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã hưng thuỷ - huyện lệ thuỷ - tỉnh quảng bình (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)