Vận dụng bảng hỏi trong định giá giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia Ba Bể Bắc Kạn:

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo hồ sơ về dự án (Trang 28 - 36)

quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn:

3.1 Bảng hỏi mẫu:

Bảng hỏi được sử dụng trong phần phân tích dưới đây được trích ra từ Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn” của thạc sĩ Nguyễn Quang Hồng. Bảng hỏi nhằm thu thập thông tin để đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia Ba Bể bằng 2 phương pháp: Phương pháp chi phí du hành

(TCM) và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM). Bảng hỏi gồm 3 phần: Phần 1: “Thông tin về chuyến đi của du khách” nhằm thu thập thông tin để tiến hành định giá bằng phương pháp chi phí du hành. Phần 2: “Mức sẵn lòng chi trả của du khách” phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp CVM. Và phần 3: “Thông tin chung về du khách” cung cấp những thông tin chung nhất về đối tượng điều tra. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, trên đây chỉ trích dẫn phần 2 và phần 3 của bảng hỏi và phân tích hai phần này.

3.2 Phân tích về sự phù hợp về thiết kế bảng hỏi:

Về hình thức:

- Các câu hỏi được đánh số lần lượt, chính xác từ câu 1 khiến cho việc theo dõi bảng hỏi dễ dàng cũng như việc kiểm tra, xử lí thông tin sau điều tra thuận tiện. 3 phần của bảng hỏi: gồm phần giới thiệu chung về cuộc điều tra, phần câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả của du khách và phần thông tin chung về du khách đều được phân chia rõ ràng, độc lập.

- Khoảng trống giữa các câu hỏi, các phần là phù hợp tránh việc bỏ sót, điền thiếu thông tin. Các hộp trả lời được sắp xếp hợp lí, thẳng hàng và cân đối, vừa đảm bảo tính thầm mĩ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mã hóa thông tin. Đối với các câu hỏi mở, khoảng trống là đủ để điền thông tin.

- Phông chữ, cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc. Các phần mở đầu, tên chương, tên mục đều được đánh dấu bằng những phông chữ khác biệt. Trong câu số 7, để nhấn mạnh sự khác biệt, tránh nhầm lẫn khi trả lời, người thiết kế đã chú ý đến việc phân biệt 2 nhóm từ: “thêm mức cao nhất là bao nhiêu”

ngoài mức phí”. Điều này giúp đối tượng điều tra hiểu chính xác và thống

nhất câu hỏi, tránh trường hợp một số đối tượng đồng nhất mức phí và mức trả của cá nhân hoặc tính gộp cả mức phí vào mức trả,… làm sai lệch thông tin thu được.

- Trong bảng hỏi có sử dụng kí hiệu mũi tên hướng dẫn người trả lời ở những câu hỏi lọc, thực hiện bước chuyển: như câu hỏi số 5. Những kí hiệu này không chỉ có tác dụng đối với người trả lời mà còn tạo điều kiện dễ dàng khi tổng hợp và xử lí thông tin sau điều tra.

- Độ dài bảng hỏi là hợp lí. Với độ dài 3 trang với những phần chú thích rõ ràng, đầy đủ, phông chữ hợp lí và số lượng câu hỏi vừa phải, thiết kế đẹp thì độ dài này là rất phù hợp. Nó vừa đảm bảo thu được thông tin đầy đủ cho người nghiên cứu vừa đảm bảo tính thẩm mĩ và thu hút được sự chú ý, tập trung của đối tượng điều tra.

Về nội dung:

Tên phiếu điều tra và phần đặt vấn đề đã giới thiệu ngắn gọn được mục đích của việc nghiên cứu. Bên cạnh đó đảm bảo được tính bảo mật của thông tin. Nội dung của phần đặt vấn đề rõ ràng, được diễn đạt lịch sự và ngắn gọn. Tuy nhiên, trong phần này, tác giả mới chỉ đưa ra mục đích của cuộc điều tra mà không nói rõ người tiến hành điều tra là ai, do đó có thể vẫn gây ra sự nghi ngại đối với một số đối tượng điều tra khi tham gia trả lời.

Phần câu hỏi: Phần nội dung chính của bảng hỏi gồm 9 câu hỏi và phần thông tin về đối tượng điều tra gồm 8 câu hỏi. Tuy vấn đề nghiên cứu là vấn đề chuyên môn phức tạp nhưng tác giả đã chú ý thiết kế bảng hỏi đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng, đảm bảo việc điền thông tin của đối tượng điều tra – dù không hiểu biết về định giá môi trường vẫn có thể điền đầy đủ thông tin vào bảng hỏi.

Trong phần thông tin chung về đối tượng điều tra, tác giả sử dụng những câu hỏi đơn giản nhất và sử dụng kết hợp linh hoạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp cho từng loại thông tin. Chính vì vậy, việc theo dõi và điền thông tin trong phần này rất đơn giản, thuận tiện và dễ dàng cho người trả lời.

Trong phần nội dung chính của bảng hỏi, 9 câu hỏi được tác giả sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Câu hỏi đầu tiên được sử dụng là câu hỏi sự kiện và là câu hỏi lọc. Bằng một câu hỏi đơn giản, người nghiên cứu không những bắt đầu gợi mở, dẫn dắt người trả lời vào bảng hỏi mà còn lọc được đối tượng điều tra thành 2 nhóm cơ bản: đã biết và chưa biết về vườn quốc gia Ba Bể để đánh giá mức độ chính xác của các câu trả lời tiếp theo. Tiếp sau câu hỏi lọc, tác giả sử dụng phần chú thích ngắn gọn nhưng đầy đủ về vườn quốc gia Ba Bể. Phần này giúp cung cấp những thông tin chung nhất cho những đối tượng chưa từng biết tới vườn quốc gia Ba Bể hoặc đã biết nhưng thông tin còn mơ hồ, chưa rõ. Điều này là rất quan trọng vì nếu chưa nhận thức được về vấn đề môi trường đang nghiên cứu thì người được hỏi không thể đánh giá chính xác và hợp lí về giá trị lợi ích của vấn đề môi trường đó. Câu hỏi thứ 2 sau phần chú thích vì thế cũng đơn giản và dễ trả lời hơn, thông tin thu được cũng chính xác hơn. Trong câu hỏi số 2 cũng có một phần chú thích nhỏ (trong ngoặc) hướng dẫn về cách thức trả lời câu hỏi. Đây là câu hỏi đóng và có sử dụng các con số đã được mã hóa để trả lời. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tổng hợp thông tin mà còn tiết kiệm thời gian, đơn giản cho người trả lời. Câu hỏi số 3 lại là một câu hỏi đóng lựa chọn và là câu hỏi lọc. Tiếp theo đó cũng là một phần chú thích ngắn gọn về vấn đề đa dạng sinh học. Câu hỏi số 3 và phần chú thích cũng có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và giúp người trả lời hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, thông tin thu được ở câu 4, 5 có độ chính xác cao hơn, hợp lí hơn. Câu 5 là một bước nhảy, tách đối tượng điều tra thành 2 nhóm: nhóm sẵn sàng chi trả cho giá trị của lợi ích môi trường và nhóm không sẵn lòng chi trả. Đối với nhóm đầu tiên, việc tiếp tục trả lời câu hỏi số 6 là không cần thiết và gây nhiễu thông tin. Câu số 7 là câu hỏi quan trọng nhất của bảng hỏi. Sau khi tìm hiểu và dẫn dắt người trả lời tiếp cận và có những đánh giá sơ lược về vấn đề môi trường đang nghiên cứu, tác giả đưa ra câu hỏi về mức giá sẵn sàng chi trả của họ cho vấn đề môi trường này. Với 12 đáp án đưa ra tương ứng với 12 mức chi trả tăng dần, tác giả đưa ra phạm vi khá rộng để người trả lời suy nghĩ và lựa chọn đáp án thích hợp. Đây là những gợi

ý về mức trả hợp lí có thể có, tránh được việc người trả lời đưa ra những mức giá quá thấp hoặc quá cao, thiếu khả thi và không trung thực. Câu 7 gồm 2 câu hỏi nhỏ, mà câu hỏi thứ 2 có tính tham khảo, thu thập thêm thông tin bổ sung cho câu hỏi thứ nhất về nhận thức, đánh giá của người được hỏi về vấn đề môi trường, đồng thời lí giải cho mức trả mà người được hỏi đã đưa ra ở trên. 2 câu hỏi cuối cùng là câu hỏi bổ sung thông tin về đánh giá của người được hỏi về hiện trạng, chính sách bảo vệ môi trường ở vườn quốc gia Ba Bể.

Từ ngữ và cách diễn đạt trong bảng hỏi đều dễ hiểu, rõ ràng, không có những từ ngữ chung chung, trừu tượng. Các câu hỏi đều được diễn đạt ngắn gọn, không nhiều mệnh đề, không phức tạp. Từ viết tắt duy nhất trong bảng hỏi “VQG – vườn quốc gia” được sử dụng thống nhất từ đầu đến cuối và được diễn giải ngay ở lần sử dụng đầu tiên (trong câu hỏi số 1) không gây khó hiểu, bối rối cho người trả lời.

3.3 Đánh giá bảng hỏi:

Tuy phương pháp cvm nói riêng và thiết kế bảng hỏi nói chung là một vấn đề khó và phức tạp nhưng bảng hỏi trên đã đáp ứng được yêu cầu về thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Cấu trúc và thiết kế bảng hỏi rõ ràng, dễ hiểu và dễ theo dõi. Người nghiên cứu cũng chú trọng tới cách đặt câu hỏi sao cho đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng điều tra. Có thể nói, bảng hỏi đã đáp ứng tốt yêu cầu về thu thập thông tin và hỗ trợ xử lí thông tin hiệu quả.

III. Kết luận:

Trong bất cứ một cuộc điều tra nào và để phục vụ mục đích nghiên cứu gì thì bảng hỏi vẫn là công cụ không thể thiếu để thu thập thông tin đầy đủ chính xác và hiệu quả. Đặc biệt trong nghiên cứu định giá môi trường – yếu tố khó lượng hóa, bảng hỏi có vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp cvm sử dụng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên nhiều đối tượng về mức sẵn sàng chi trả của họ cho những giá trị lợi ích của môi trường để từ đó

định giá được những lợi ích này. Do trên thực tế không tồn tại một thị trường có trao đổi, mua bán các giá trị này nên giá của các lợi ích môi trường không thể được xác định như những hàng hóa thông thường khác. Chính vì vậy, cvm thể hiện ưu thế của mình trong việc định giá một cách hợp lí và hiệu quả giá của các lợi ích môi trường dựa trên đánh giá chung của mọi người. Bảng hỏi chính là công cụ để thu được thông tin cơ sở, nền tảng đó. Tuy vậy, thực tế rằng việc thiết kế một bảng hỏi hoàn thiện là rất khó khăn. Những vấn đề phát sinh khi sử dụng bảng hỏi để tiến hành điều tra và xử lí số liệu thường bất ngờ và khó lường trước. Đặc biệt là đối với nghiên cứu đánh giá tác động môi trường – vấn đề còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều người dân. Vì thế, việc thiết kế bảng hỏi sao cho phù hợp, đơn giản, dễ hiểu đối với người trả lời mà vẫn có ý nghĩa, đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu là rất khó khăn.

Phần tìm hiểu và phân tích trên đây đưa ra những vấn đề chung trong việc thiết kế bảng hỏi và vận dụng cụ thể trong việc thiết kế bảng hỏi trong phương pháp cvm. Những phân tích, chú ý trong việc thiết kế bảng hỏi về cả nội dung và phân tích, đối với từng loại câu hỏi nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện bảng hỏi, tránh những sai lầm thường gặp phải. Tuy vậy, việc phân tích vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể khái quát hết các vấn đề có thể gặp phải khi thiết kế bảng hỏi. Đề tài hi vọng đưa ra những hiểu biết tổng quát cần thiết nhất về phương pháp cvm, công cụ bảng hỏi và những gợi ý cần thiết để hoàn thiện bảng hỏi phục vụ nghiên cứu cvm.

Em xin cảm ơn thầy giáo – TS. Bùi Đức Triệu đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài.

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Lý thuyết thống kê (Nhà xuất bản Thống kê 2006)

- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn” (Thạc sĩ Nguyễn Quang Hồng)

Đề án môn học Lý thuyết Thống kê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài: Vận dụng bảng hỏi trong phương pháp định giá ngẫu nhiên – CVM Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Đức Triệu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà Lớp: Thống kê 46A

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo hồ sơ về dự án (Trang 28 - 36)