Do là chủ thể giữ vai trò độc quyền trong hoạt động mua bán nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, gánh nặng của DATC là rất lớn, những giải pháp sau đây cần được chú trọng để DATC có thể thực hiện một cách hiệu quả hơn hoạt động của mình:
Về tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách:
Chủ động đề nghị và trình Bộ Tài chính phê duyệt những văn bản, quy định về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam. Chủ động đăng ký doanh nghiệp và đăng ký lại quyền sở hữu tài sản sao cho phù hợ với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời tổ chức ra mắt Công ty.
Tổ chức sắp xếp lại bộ máy, hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty nói chung và của phòng chức năng Mua bán nợ nói riêng, theo loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đồng thời, hoàn tất việc luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các Phòng, ban thuộc Công ty và các Chi nhánh trung tâm Hà Nội.
Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế nội bộ để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để đáp ứng với sự ngày càng đa dạng của các hợp đồng mua bán nợ, phù hợp với loại hình hoạt động mới của Công ty.
Về hoạt động mua bán nợ:
Công ty cần đa dạng hóa các hình thức mua nợ, xử lý nợ để đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ. Trước mắt tập trung làm tốt công tác nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Về lâu dài, tiến tới mở rộng việc mua bán nợ của các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế.
Chủ động làm việc với các doanh nghiệp khách nợ để tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá lại từng phương án mua nợ đã xử lý xong, đang được xử lý và chưa được xử lý, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, tìm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp phù hợp để xử lý hiệu quả nhất. Đồng thời lựa chọn những phương ánmua nợ có tính thanh khoản cao để triển khai thực hiện.
Tập trung các biện pháp để rút ngắn thời gian đàm phán, thẩm định, phê duyệt các phương án mua bán nợ. Cần thực hiện linh hoạt đa dạng các phương thức xử lý nợ như: mua thu hồi nợ, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo nợ, mua nợ đối trừ nợ, tiếp nhận tài sản cấn trừ nợ, song vẫn tập trung chủ yếu vào giải pháp xử lý nợ, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần để tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ.
Đối với công tác tiếp nhận, xử lý nợ đã loại trừ, tiếp tục thực hiện phương châm, phát sinh đến đâu, tiếp nhận đến đó, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp mà Công ty đã tiếp nhận còn tồn tại chưa được thu hồi, tập trung vào công tác thu hồi nợ nhóm 1 và tận thu nợ nhóm 2. Thực hiện tốt việc phân loại nợ loại trừ đã tiếp nhận, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thu hồi có hiệu quả nhất và tích cực đôn đốc thu hồi nợ loại trừ của các doanh nghiệp đã xử lý trước khi bàn giao cho Công ty.
Về hoạt động đầu tư:
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, cần tăng cường công tác quản trị, kiểm tra, giám sát vai trò quản lý của người đại diện phần vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác, phân tích, đánh giá cụ thể các dự án, phương án góp vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư thông qua hoạt động mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.
Phát huy và đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường đoàn kết nội bộ, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền hoạt động của Công ty trên các phương tiện thông tin, đại chúng và trên trang tin điện tử của Công ty (www.dactc.vn), nhằm giúp cho các đối tượng là doanh nghiệp có nhu cầu mua bán nợ có được những hiểu biết và cách tiếp cận cơ bản về hoạt động mua bán nợ của Công ty.
3.3
. K IẾN NGHỊ 3.3.
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ
Nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý một cách đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động mua bán nợ, sớm quy định rõ, cụ thể các vấn đề đặc thù trong quá trình thực hiện như: miễn giảm một phần nghĩa vụ trả nợ để xử lý tồn tại tài chính, hỗ trợ tài chính thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoặc cho vay bổ sung để doanh nghiệp có vốn hoạt động. Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận giữa DATC với các Bộ, UBND các tỉnh để chuyển đổi sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, không còn vốn Nhà nước thông qua hoạt động mua bán nợ cũng cần được hướng dẫn cụ thể để cùng thống nhất thực hiện. Ngoài ra, cơ chế bán nợ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần phải được thay đổi theo hướng linh hoạt hơn. Cụ thể các kiến nghị được đưa ra như sau:
3.3.1.1. Đối với Bộ Tài chính:
• Về hoạt động mua bán nợ: Bộ Tài chính nên đệ trình Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Công ty Mua bán nợ trong việc thực hiện Điều 54- Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, đó là “Thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ để giải quyết việc chuyển đổi sở hữu đối với công ty Nhà nước thua lỗ không còn vốn Nhà nước đã được Công ty Mua bán nợ của doanh nghiệp xử lý tồn tại về tài chính theo quy định. Đồng thời, Bộ Tài chính nên ban hành Nghị định về Mua bán nợ, nhất là cơ chế, chính sách quy định về Mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp.
• Về cơ chế xoá nợ và xử lý nợ loại trừ: Bộ Tài chính cần có những hướng dẫn cụ thể về thực hiện xoá nợ như thế nào đối với các khoản nợ tiếp nhận không còn khả năng thu hồi. Ngoài ra, Bộ cũng cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2006/TT- BTC ngày 10-05-2006 về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính với hoạt
động tiếp nhận, xử lý nợ. Bộ Tài chính nên xem xét ban hành (thuộc thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành) quy định cụ thể để hướng dẫn DATC trong hoạt động xử lý các khoản nợ loại trừ đã tiếp nhận thuộc nhóm 2 từ năm 2004, khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (đây là những khoản nợ còn lại, không đủ hồ sơ pháp lý, khách nợ không còn tồn tại, các chi phí bị xuất toán, các khoản chi âm quỹ phúc lợi, thời gian quá hạn nhiều năm).
• Về tổ chức hoạt động của DATC: Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam, nhằm ổn định hoạt động của Công ty. Bộ Tài chính nên sớm phê duyệt bản trình bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Thông tư về Quy chế quản lý tài chính và chế độ kế toán của Công ty, bổ nhiệm Ban Giám đốc điều hành công ty. Bất cứ một doanh nghiệp nào, khi chưa có sự ổn định trong quản lý và tổ chức thì chưa thể đạt hiệu quả tối đa trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là với một doanh nghiệp với đặc thù là mua bán các khoản nợ như DATC.
• Về vấn đề ra quyết định quản lý: Bộ Tài chính cần phải có hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng không nhất quán trong quản lý, quy trình hướng dẫn thủ tục. Về nội dung thỏa thuận giữa DATC với cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, Nghị định 109/2007/NĐ-CP đã cho phép Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được thỏa thuận với DATC để chuyển đổi sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ không còn vốn Nhà nước.
• Về quy định đất đai: Khi xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước thì phần lớn đối với các doanh nghiệp khách nợ, giá trị đất đai thường chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn cho DATC tính toán một cách đầy đủ và hợp lý phần tài sản này của doanh nghiệp tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi, đủ nguồn xử lý nhưng do vướng những điều khoản về đất đai nên chưa chuyển đổi được.
• Về giá bán cổ phần: Theo quy định hiện hành về Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định bằng giá đấu thành công bình quân. Đây là quy định hợp lý, đảm bảo hài hòa được lợi ích giữa Nhà nước, người lao động và nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, chính sách này chỉ phù hợp đối với trường hợp doanh nghiệp Nhà nước đã âm vốn chủ sở hữu Nhà nước, được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ. Bởi đối với những doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn vốn Nhà nước, thì việc Cổ phần hóa cần phải đồng thời đạt 2 mục tiêu: tối đa hóa quyền lợi của Nhà nước, và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa quyền lợi của Nhà nước, thì cách tốt nhất là để thị trường tự
định giá doanh nghiệp thông qua việc đấu giá công khai. Trong khi đó, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì việc các nhà đầu tư chiến lược có ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, có năng lực quản lý tốt tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Vì vậy, rất cần thiết có những điều kiện ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, hai mục tiêu này không hoàn toàn thống nhất với nhau. Để tối đa hóa được lợi ích của Nhà nước thì sự ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược phải được tối thiểu hóa, nên không có tác dụng thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nhưng lại làm giảm bớt lợi ích của Nhà nước từ việc bán cổ phần.
Do vậy, thiết nghĩ đối với trường hợp doanh nghiệp Nhà nước đã âm vốn chủ sở hữu Nhà nước được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu thông qua hoạt động mua bán nợ thì Nhà nước không nên quy định hoặc can thiệp vào việc định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Vấn đề này, Bộ Tài chính nên trao toàn quyền cho DATC quyết định trên cơ sở tự cân đối lợi ích giữa DATC và nhà đầu tư chiến lược.
• Về các vấn đề đặc thù trong quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ: như vướng mắc trong việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý trong tính toán, xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu cũng cần phải được cân nhắc và hoàn thiện để có thể giúp cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ của DATC được phê duyệt một cách nhanh chóng hơn. Bộ Tài chính nên cùng Ngân hàng Nhà nước cũng nên sớm chỉnh sửa Quyết định 493 về phân loại nợ theo hướng gần với thông lệ quốc tế hơn.
• Về việc mở rộng phạm vi mua bán nợ : Bộ Tài chính cần tạo điều kiện mở rộng các giao dịch thương phiếu và các công cụ thanh toán quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng và hiệu quả của các giao dịch mua bán nợ. Pháp lệnh thương phiếu ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mua bán nợ, song pháp lệnh này vẫn cần phải được hoàn thiện hơn nữa để tạo điều kiện cho hoạt động mua bán nợ được thông suốt.
3.3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Về hoạt động cho vay bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đã được DATC xử lý tài chính: Quy định hiện hành không cho phép Công ty Mua bán nợ cho vay bảo lãnh. Thực tế vừa qua đã cho thấy, không phải doanh nghiệp nào được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu cũng cần được DATC cho vay vốn hoặc bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, không ít trường hợp đã chỉ ra rằng nếu không được DATC cho vay vốn tạm thời hoặc bảo lãnh để vay vốn ngân hàng thì phương án tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu
doanh nghiệp khách nợ khó có thể thực hiện có hiệu quả như mong muốn. Đặc điểm của hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ là các doanh nghiệp khách nợ đều là những doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản, cực kỳ khó khăn về tài chính, không thể vay được vốn ngân hàng.
Vì vậy, việc DATC cho vay hỗ trợ hoặc bảo lãnh để doanh nghiệp khách nợ vay vốn ngân hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp khẩn trương bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, hoặc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất- kinh doanh, chuẩn bị cho giai đoạn tái cơ cấu.
Ngay cả khi đã hoàn thành các thủ tục thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp khách nợ, việc bảo lãnh, cho vay hỗ trợ của DATC đối với một số doanh nghiệp sau khi được cơ cấu lại tài chính, chuyển đổi sở hữu cũng rất cần thiết. Như đã trình bày ở trên, thực chất của việc tái cơ cấu lại tài chính cho doanh nghiệp khách nợ là việc DATC sẽ giảm bớt một phần nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp khách nợ, chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp và huy động thêm vốn góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Việc giảm một phần nghĩa vụ trả nợ và chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp chỉ làm cho doanh nghiệp cân bằng được tài chính và thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nhưng không tạo thêm vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Vì vậy, việc doanh nghiệp có vốn để hoạt động và đầu tư cải tạo, nâng cấp máy móc, thiết bị hay không không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn điều lệ được góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài và nguồn vốn vay từ ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân vào các doanh nghiệp không đạt như mong muốn vì nhiều lý do, và như vậy thì rõ ràng sự bảo lãnh hoặc cho vay hỗ trợ của DATC là rất cần thiết. Bên cạnh sự cần thiết khách quan đó, một điều rất rõ ràng là việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cho việc DATC bảo lãnh, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp khách nợ hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn dưới luật, đồng thời không vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng.
3.3.1.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
UBND các tỉnh thành phố, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cấp địa phương, tỉnh, thành phố cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện hoạt động mua bán nợ. Tích cực tiến hành tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong địa phương mình hiểu biết về những lợi ích cũng như tác dụng của mua bán nợ đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và với sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa của địa
phương và của đất nước nói chung cũng là việc các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế