PHẦN III: KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ ĐỨC THANH – HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH. (Trang 42 - 43)

- Đối với phân bón

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam nông nghiệp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, phần lớn người dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp.

Xã Đức Thanh thuộc loại địa hình khá cao trong huyện Đức Thọ, nhưng vẫn gặp lủ lụt vào vụ Hè Thu và nắng hạn thường xuyên xẩy ra, vụ Đông Xuân thường hứng chịu những đợt rét đậm rét hại, nhưng với sự chăm chỉ, cần cù của người dân cùng với sự trang bị kỹ thuật đã phần nào khắc phục được khó khăn và nâng cao năng suất.

Trong thời gian thực tập làm chuyên đề nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Đây là vùng độc canh cây lúa, gần 85% hộ sống bằng nghề nông nghiệp nên nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, năng suất và sản lượng không ngừng gia tăng, bình quân vụ Đông Xuân là 2,70 tạ/sào và vụ Hè Thu là 1,80 tạ/sào.

Qua quá phân tích cho thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp nến năng xuất lúa. Trong cơ cấu đầu tư các hộ nông dân thì phân bón chiếm tỷ trọng khá cao, xong giá cả đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý là rất cần thiết để giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận. ngoài ra, giống cũng là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến năng suất lúa. Cần xác định các yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật.

Qua quá trình phân tích ta thấy, trên 1 sào các hộ nông dân bỏ ra chi phí cho vụ Đông Xuân là 773.94 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 819,05 nghìn đồng/sào. Vào vụ Đông Xuân bình quân mổi sào thu được 2160.00 nghìn đồng/sào mang lại cho hộ 1386.06 nghìn đồng/sào giá trị gia tăng. Vụ Hè Thu bình quân thu được 1440.05

tăng. Đây là kết quả cũng tương đối, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện phần nào đời sống của các hộ nông đân.

Trong quá trình sản xuất lúa, những khó khăn mà các hộ nông dân thường gặp phải là tình hình sâu bệnh, ít được tập huấn kỹ thuật, thiếu lao đông, các máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường… Vì vậy, trong thời gian tới cần có các biện pháp tích cực nhằm phát huy tiềm năng, thu hút sự đầu tư về kỹ thuật, mở rộng khuyến nông để khai thác thế mạnh của địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sỡ nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng những mặt thuận lợi và khó khăn, kết quả và hiệu quả canh tác lúa trên địa bàn, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ ĐỨC THANH – HUYỆN ĐỨC THỌ TỈNH HÀ TĨNH. (Trang 42 - 43)