Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật nên hệ
thống điều hoà
không khí phần lớn đã được chế tạo thành các tổ hợp nguyên cụm hoàn chỉnh
hoặc các tổ hợp
gọn ... vừa đảm bảo chất lượng, tuổi thọ, độ tin cậy cao của hệ thống, đơn giản
được hầu hết
các công việc thiết kế tính toán riêng lẻ các bộ phận rời rạc như máy nén, thiết bị
ngưng tụ,
bay hơi, tiết lưu ... đơn giản được rất nhiều công việc lắp đặt, căn chỉnh, vận
hành, chạy thử tại
hiện trường.
Cũng giống như hệ thống lạnh, năng suất của một hệ thống hoặc một máy
điều hoà
không khí không phải cố định mà luôn thay đổi theo điều kiện môi trường, nghĩa
là năng suất
lạnh của máy điều hoà nhiệt độ tăng khi nhiệt độ trong phòng tăng và nhiệt độ
ngoài nhà giảm
và ngược lại giảm khi nhiệt độ trong phòng giảm và nhiệt độ ngoài nhà tăng: Q0 = f(t0, tk).
Nhà chế tạo thường cho năng suất lạnh của máy điều hoà không khí ở
dạng đồ thị và ở
dạng bảng phụ thuộc nhiệt độ trong nhà và bên ngoài trong catalog kỹ thuật.
Trong catalog
thương mại chỉ có năng suất lạnh ở một chế độ tiêu chuẩn nên muốn biết năng
suất lạnh ở chế
độ khác cần phải tính toán hiệu chỉnh theo chế độ làm việc thực.
Nói chung khi chọn máy điều hoà không khí cần thoả mãn các vấn đề sau: *Phải chọn máy có đủ năng suất lạnh yêu cầu ở đúng chế độ làm việc dã
tính toán.
Nếu do đòi hỏi của chủ đầu tư hoặc tính chất quan trọng của công trình đôi khi
Đồ ÁN TỐT NGHIỆP
đến hàng ngàn kW, trong khi các tổ máy làm lạnh nước (WC - water chiller) có số bậc điều chính nhỏ hơn nhiều.
*Không gian và thời gian lắp đặt cho hệ VRV nhỏ hơn nhiều vì đường
ống gas rất bé
so với hệ thống đường ống nước và đường ống gió.
Thời gian lắp đặt cho hệ VRV cũng ngắn hơn vì đơn giản hơn, gần
giống như lắp điều
hoà hai cụm, không phải đi các đường ống nước. Công việc tại hiện trường ít
do đó độ tin cậy
cũng cao hơn. Hệ VRV không cần phòng máy và phòng AHU. Các diện tích
làm phòng máy
của hệ trung tâm nước có thể dùng làm gara và các phòng AHU có thể dùng để
cho thuê hoặc
tăng diện tích sử dụng vì các dàn nóng của hệ VRV đặt trên tầng thượng và
không có AHU.
Công việc lắp đặt dàn nóng cũng đơn giản hơn vì tất cả các mô đun dàn nóng
đều có thể đưa
lên tầng thượng bằng thang máy trong khi hệ trung tâm nước cần có cần cẩu. *Về vận hành: Hệ trung tâm nước cần có một đội thợ vận hành trong
khi hệ VRV
không cần vì khả năng tự động hoá cao nên có khả năng hoạt động hoàn toàn
tự dộng hàng
năm trời.
*Việc sử dụng ngoài giờ hành chính: Hầu hết các toà nhà văn phòng chỉ
chạy máy
trong giờ hành chính (từ 8 giờ đến 17 giờ) nên các phòng giám đốc, vi tính,
thông tin liên lạc
... và các văn phòng cho thuê phải lắp riêng thêm hệ cục bộ khi dùng hệ trung
tâm nước rất bất
tiện để các hệ cục bộ dảm bảo diều hoà ngoài giờ hành chính. Hệ VRV thuận
không có khả năng sưởi ấm bằng bơm nhiệt mà phải dùng dàn sưởi điện trở hoặc nồi hơi. Chỉ có hệ trung tâm nước giải nhiệt gió mới có thể sưởi ấm bằng bơm nhiệt.
*Khả năng mở rộng công suất: Hệ VRV có khả năng mở rộng công suất
bất kỳ trong
khi hệ trung tâm nước không có khả năng vì sẽ phải thay đổi lại toàn bộ hệ thống
đường ống
nước.
*Vốn đầu tư: Trước đây hệ VRV đắt hơn khoảng 20H-30% nhưng hiện
nay vốn đầu tư
của hai hệ này gần như ngang nhau.
*Giá vận hành: Theo các nhà chế tạo thì do hệ VRV có máy nén biến tần,
động cơ
một chiều, van tiết lưu điện tử, trình độ tự động hoá rất cao nên tiêu tốn điện
năng thấp hơn so
với hệ trung tâm nước tới 50%. Thực tế một số công trình ở Việt Nam cho thấy
tiết kiệm điện
đạt trên 30%.
Với một hệ thống điều hoà không khí thì tiền vốn đầu tư so với chi phí
điện năng lâu
dài cho cả đòi máy (suốt tuổi thọ của máy) rất là nhỏ bé. Do dó tiết kiệm điện
năng là diều cần
đặc biệt quan tâm trong bài toán tối ưu về kinh tế khi lựa chọn hệ thống điều hoà
không khí,
nhất là đối với một toà nhà văn phòng cao tầng.