Một số giải pháp cơ bản cho những năm trước mắt.

Một phần của tài liệu Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoa (Trang 26 - 31)

1. Về nguồn nhân lực.

Tổ chức thống kê lao động thường xuyên theo địa bàn lãnh thổ để thực hiện phục vụ phân tích xu thế sử dụng nguồn nhân lực từng thời kì, xác định tiềm năng nguồn nhân lực còn có thể khai thác.

Chú trọng hơn nữa việc đào tạo năng lực chuyên môn kĩ thuật cho học sinh và người lao động.

Phát triển mạnh mẽ các trường đào tạo dạy nghề, đào tạo công nhân kĩ thuật có tay nghề cao.

Phát triển mạnh mẽ các cơ sở công nghệ và dịch vụ ở nông thôn.

Xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn thích hợp trong từng huyện.

Xây dựng các thị trấn, thị tứ thành những trung tâm kinh tế – kĩ thuật- văn hoá- dịch vụ của các huyện.

Hướng dẫn học sinh nông thôn sau khi rời trường phổ thông trở về địa phương sẽ tham gia vào các hình thức hoạt động có sử dụng tri thức.

Tập trung những lao động đang không có việc làm thành những đoàn, đội lao động xây dựng đất nước để thực hiện các chương trình xây dựng kinh tế – xã hội có quy mô lớn cần nhiều lao động.

2. Về tạo nguồn lực tài chính trong nước.

Hoàn chỉnh các chính sách thuế và các biện pháp thu thuế để hạn chế thất thu. Triệt để phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng thu thuế, thanh tra thuế, kiểm toán, và các cơ quan quản lí sản xuất – kinh doanh, hải quan,…

Mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm các loại với phương thức gửi vào, lấy ra thuận tiện trên phạm vi cả nước, không giới hạn khu vực áp dụng…

Điều tra thử về nguồn tiền của các gia đình nhận được từ nhân thân sống ở nước ngoài gửi về để động viên đóng góp vốn đầu tư theo hình thức góp cổ phần vào các công trình.

Sớm thực hiện hệ thống tài khoản cá nhân và các hình thức thanh toán bằng thẻ để hạn chế sử dụng tiền mặt, sẽ có thêm điều kiện khai thác được nguồn đang cất giữ trongdân. Việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng là một biện

pháp kiểm soát thu nhập giúp cho nhà nước điều tiết dễ dàng tình hình lưu thông tiền tệ…

3. Về nguồn lực tài chính và công nghệ đầu tư từ nước ngoài.

Nhà nước mạnh dạn cho quyết định một số khu kinh tế tự do ở nhiều vùng trong cả nước với những ưu đãi nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào khu vực này. Ngoài ra còn tạo ra các khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm…

Thông qua chiến lược phát triển công nghệ để của Việt Nam để kiểm tra, xem xét các công nghệ nhập từ nước ngoài. Chú trọng cải tiến công nghệ nhập, sẽ tăng nhanh quy mô, số lượng nghiên cứu sáng tạo mà lực lượng khoa học – công nghệ của nước ta đã đủ khả năng thực hiện.

Về công tác điều hành:

- Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lí và điều tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà, tổ chức giao ban định kì với các Bộ, ngành…

- Triển khai phân cấp, uỷ quyền. - Rà soát thủ tục đầu tư.

-Xây dựng chế độ phối hợp kiểm tra hợp lí giữa các cơ quan nhà nước. Về công tác cán bộ:phải đi trước một bước.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức thường xuyên đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.

Cho phép thành lập khoa đầu tư quốc tế trong một số trường đại học có uy tín.

Đẩy mạnh đào tạo nghề để cung cấp lực lượng lao động kĩ thuật cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từng bước bổ nhiệm hoặc thi tuyển vào các chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp liên doanh.

Có chính sách phù hợp về sử dụng và định kì thường xuyên kiểm tra cán bộ Việt Nam tham gia quản lí các liên doanh.

4. Về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên khoáng sản: cần triển khai việc cho đấu thầu thăm dò và khai

thác dầu khí ở các vùng biển chủ quyền nước ta…

Tài nguyên rừng:tiếp tục giao đất giao rừng. Cần trồng lại và phát triển một

số những cây quý…

Tài nguyên đất đai: phải có biện pháp khai hoang và lấn biển. Riêng với

đất xây dựng phải được quy định nghiêm ngặt hơn về việc duyệt và thực hiện đúng quy hoạch kiến trúc, xây dựng…

Các tài nguyên khác: cần triệt để bảo vệ và khai thác tiềm năng du lịch

tổng hợp ở những vùng đã được xếp loại. Các địa phương được công nhận là di sản của thế giới phải được khai thác tiềm năng du lịch tổng hợp đối với các di sản này là lĩnh vực ưu tiên của địa phương; các nghành kinh tế đa dạng của địa phương nên hướng vào phục vu ïcho lĩnh vực hoạt động đó.

Về quản lí: Nhà nước phải thực hiện tốt chiến lược thăm dò, khai thác và

sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Tổ chức và kiểm soát việc khai thác mỏ nhỏ, thủ công. Việc kinh doanh dưới sự quản lí, chỉ định của nha nước.

Tiến hành nghiên cứu và phát triển những công nghệ có hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thăm dò địa chất và khai khoáng.

Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật theo những chuyên nghành khoáng sản ưu tiên và phát triển.

Các giải pháp cụ thể để thu hút nguồn lực chất xám: lập danh sách các chuyên gia, nhà tư vấn và duy trì mối quan hệ với họ phải do các cơ quan cụ thể đảm nhiệm…

Chính phủ lập tổ tư vấn hay tổ chức hội nghị tư vấn các chuyên gia, nhà tư vấn trong Việt kiều để tham gia ý kiến với các đề án lớn của nhà nước

Mỗi trường học, viện nghiên cứu nên có dự toán bố trí kinh phí cho việc mời tham gia trí thức Việt kiều về nước tham gia giảng dạy, tham gia nghiên cứu những vấn đề chuyên môn quan trọng mà trong nước chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với khoa học thế giới.

Có chế độ rõ ràng đối với các chuyên gia, nhà tư vấn là người Việt ở nước ngoài khi về nước thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu.

Nhà nước nên hỏi ý kiến các hội chuyên môn của tri thức, nhà kĩ nghệ trong kiều bào về những vấn đề chuyên môn quan trọng.

Các giải pháp cụ thể nhằm tân dụng các mối quan hệ: trú trọng thông tin

về các đối tác, đồng nghiệp nước ngoài.

Đặt quan hệ với các nhà khoa học, công ty nước ngoài mà trong nước cần xác lập quan hệ hợp tác.

Có thể xác lập những quan hệ hợp tác tay ba giữa trong và ngoài nước. Các cơ quan trong nước nên thông qua các nhà doanh nghiệp trong giới trí thức Việt kiều.

Trong một số trường hợp có thể không nhằm mục đích tìm quan hệ hợp tác trong kinh doanh, nhưng có thể thông qua những người này mà biết những thông tin quan trọng.

Tuy nhiên ta cũng cần biết không phải tất cả mọi mối quan hệ với những người bà con người Việt ở nước ngoài đều đáng tin cậy và suôn sẻ, bởi các bà con người Việt ở nước ngoài là không thuần nhất. Thông qua sự trợ giúp của hội

người Việt Nam trong kiều bào ở từng nước sẽ phần nào tránh được những phức tạp, nhầm lẫn.

Các giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư kinh tế : hợp tác và hướng dẫn

đầu tư cho người Việt ở nước ngoài biết lựa chọn hợp lí về lĩnh vực đầu tư, cách thức đầu tư…

Khuyến khích kiều bào thành lập các tổ chức ngân hàng để có thể thu hút rộng rãi tiền gửi của bà con kiều bào làm vốn cho đầu tư trong nước.

Các tổ chức tín dụng nhân dân từ nước ngoài gửi vềđể huy động các mục đích kinh tế ích nước lợi nhà…

Kết luận: trong phần này em đã trình bày được một số vấn đề:

a. Những quan điểm cơ bản của chính sách tạo nguồn lực, khai thác và huy động nguồn lực.

b. Các giải pháp cơ bản của cả thời kì cho đến năm 2020. c. Một số giải pháp cơ bản cho những năm trước mắt.

VẬY ĐẾN ĐÂY EM ĐÃ TRÌNH BÀY XONG BÀI TIỂU LUẬN VỀ VẤN ĐỀ RẤT QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY. TRỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY.

The end

Một phần của tài liệu Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoa (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w