Ở tất cả các nước phát triển, công tác kiểm toán đã được phát triển từ rất lâu và được tổ chức một cách chặt chẽ, chu đáo, có hệ thống và được quy định rõ bằng pháp lệnh. Công tác kiểm toán được tổ chức rộng rãi ở khắp mọi nơi, có thể nói ở đâu có sản xuất kinh doanh, dịch vụ, có sự hoạt động của các doanh nghiệp các công ty thì ở đó có công tác kiểm toán.
Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, … hoặc ngay các nước trong khối ASEAN công tác kiểm toán cũng được quan tâm một cách rất đặc biệt, họ coi đó là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý nền kinh tế đất nước. Những chuyên viên kiểm toán phải là những người đã tốt nghiệp ở các trường kế toán cao cấp. Họ phải qua thi tuyển và sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán họ còn phải tuyên thệ trước Tòa án rồi mới được hành nghề. Những nhà kiểm toán phải đăng ký hành nghề và mở những văn phòng kiểm toán tương tự như văn phòng luật sư để thực hiện chức năng kiểm toán.
Luật pháp ở các nước phát triển quy định các công ty, xí nghiệp, … khi tranh chấp hoặc làm việc với cơ quan thuế hay báo cáo lỗ với các NH hoặc cơ quan nhà nước thì các bảng tổng kết phải có cơ quan kiểm toán chứng nhận thì mới có giá trị.
Nói như vậy không có nghĩa là tại các nước phát triển không còn các công ty vi phạm chuẩn mực đạo đức. Một ví dụ là sự sụp đổ của “Big 5 thành Big 4”.
Big 5 ra đời vào tháng 7 năm 1998 khi Price Waterhouse (PW) sáp nhập với Coopers & Lybrand để hình thành công ty PricewaterhouseCoopers. Vào thời điểm này, Big 5 có các công ty kiểm toán lớn là:
1. KPMG (là tên viết tắt của 4 đối tác sáp nhập công ty: Klynveld; Peat; Marwick; Goerdeler)
2. Ernst & Young (E&Y)
3. PricewaterhouseCoopers (PWC)
4. Deloite
Đến năm 2002, vụ scadal bê bối liên quan đến việc kiểm toán cho tập đoàn năng lượng Enron đã dẫn đến sự sụp đổ của Arthur Andersen. Đây là một minh chứng sống động của sự thất bại trong ngành kiểm toán Mỹ.
ENRON được thành lập từ năm 1985, nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, họ đã trở thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng.
Năm 2000, Enron - một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty nhiều tiềm năng với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD.
Sự phát triển của Enron:
1985 2000
Số lượng nhân viên (người) 15076 18000 Các nước có hoạt động 4 Trên 30
Tài sản (tỷ đôla) 12 33
Đánh giá ( Forturn 500) Không có 18
Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron.
Nhưng thực tế thì Enron đang thua lỗ và số lỗ thực tế lên tới 1.2 tỷ USD.
Điều trần trước Quốc hội Mỹ, Tổng giám đốc điều hành Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay cả khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra.
ARTHUR ANDERSEN: được thành lập năm 1913, do Arthur Andersen và Clarence Delaney – những người xuất thân từ Price Waterhouse, họ đã mua lại công ty kiểm
toán Illinois và thành lập Arthur Andersen & Co. công ty này đã có 3 trụ sở chính tại Chiacago, Illinois và Mỹ.
Nguồn: Thông cáo báo chí của công ty.
Nhưng đến sự kiên Enron Arthur Andersen đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp (chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhân 1 triệu USD/ tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron). Arthur Andersen đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản: Thiếu tính thận trọng khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán thiếu tính độc lập, bị ràng buộc về lợi ích (A&A đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn và kiểm toán cho Enron). Và quả nhiên tới năm 2002 Arthur Andersen đã sụp đổ với quyết định giút giấy phép làm kiểm toán của Tòa án.
Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân viên chuyên nghiệp. Từ thời điểm đó, Big 5 đã trở thành Big 4 như hiện nay
V. Tổng kết:
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã có những thay đổi về luật pháp để điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm bảo vệ cho lợi ích của công chúng và nền kinh tế.
Chính vì vậy, để các quy định đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định.
Cái nhìn của mỗi người về hạnh phúc sẽ quyết định mục đích sống của họ và đó sẽ là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Nếu một giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi thu nhập mỗi tháng của họ tăng lên từng ngày thì họ sẽ hành động như vậy. Nhưng nếu niềm hạnh phúc của một giáo viên là niềm vui khi nhìn thấy sự cố gắng, sự trưởng thành của từng lớp học sinh thì họ sẽ không hành động như vậy. Đạo đức nghề nghiệp chỉ có ở những con người xác định đúng mục đích nghề nghiệp của mình.
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH
DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NĂM 2013 ĐỢT 1
(Kèm theo Công văn số 16702/BTC-CĐKT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)
Số TT Số hiệu Tên Công ty Tên viết tắt đăng ký dịch vụ Ngày ĐKKD có kiểm toán
Trụ sở chính SL KTV hành nghề(*)