Bố cục phóng sự

Một phần của tài liệu phân tích phóng sự “ước mơ xanh” - làm rõ cảnh chủ chốt (Trang 30 - 35)

4. Để có cảnh chủ chốt tốt

2.1. Bố cục phóng sự

Phóng sự “Ước mơ xanh” dài 6 phút 13 giây với đề tài về ngành học sư phạm giáo dục đặc biệt thông qua lời chia sẻ cảm xúc của một sinh viên đang theo học gồm có 7 cảnh chủ chốt (7 trường đoạn chính). Cụ thể như sau:

a. Cảnh chủ chốt 1 (thời lượng 25s): giới thiệu về nhân vật, một sinh viên

đang theo học ngành giá dục sư phạm đặc biệt mà đề tài hướng tới.

b. Cảnh chủ chốt 2 (thời lượng 1’16s): lý do nhân vật và các bạn lựa chọn

khoa sư phạm giáo dục đặc biệt

- Lớp cảnh 1: Lý do của nhân vật trong phóng sự - Lớp cảnh 2: Lý do của những người bạn khác.

c. Cảnh chủ chốt 3 (thời lượng 55s): Thái độ của những người xung quanh

về ngành giáo dục sư phạm đặc biệt

- Lớp cảnh 1: Thái độ phản đối, không ủng hộ.

- Lớp cảnh 2: Thái độ ủng hộ, trong đó có những người rất quan trọng với nhân vật.

d. Cảnh chủ chốt 4 (thời lượng 2’51s): Cảm xúc nhân vật đã trải qua khi

học 3 năm ở khoa sư phạm giáo dục đặc biệt.

- Cụm cảnh 1: Những khó khăn mà nhân vật và các bạn gặp phải + Lớp cảnh 1: Khó khăn khi bước vào trường

+ Lớp cảnh 2: Khó khăn khi đi thực tập

- Cụm cảnh 2: Niềm vui, hạnh phúc trong nghề của nhân vật và bạn bè + Lớp cảnh 1: Niềm vui vì đã góp phần giúp đỡ những số phận không may.

+ Lớp ảnh 2: Niềm vui vì được các em yêu quý

- Cụm cảnh 3: Những bài học mà nhân vật và bạn bè có được khi học tập tại đây.

+ Lớp cảnh 1: Bài học về sự kiên trì, lòng tâm huyết + Lớp cảnh 2: Bài học từ chính những trẻ em khuyết tật

Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

+ Lớp cảnh 3: Bài học về sự trưởng thành

e. Cảnh chủ chốt 5 (thời lượng 42s): Khẳng định quyết tâm theo đuổi nghề

nghiệp

- Lớp cảnh 1: Những mặt trái, rào cản

- Lớp cảnh 2: Quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp

f. Cảnh chủ chốt 6 (thời lượng 1’04s): Cảnh kết, clip những hình ảnh xúc

động giữa các bạn sinh viên khoa sư phạm giáo dục đặc biệt và trẻ em khuyết tật.

2.2. Phân tích

a. Cảnh chủ chốt trong phóng sự “Ước mơ xanh” đạt yêu cầu về mặt logic

Khi nghe thấy tên chủ đề “Ước mơ xanh” và có lời giới thiệu mở đầu về ngành học sư phạm giáo dục đặc biệt, người xem sẽ tò mò đặt ra các câu hỏi: Sư phạm giáo dục đặc biệt là gì? Học ngành này ở trường nào? Ngành này ra trường rồi sẽ làm gì? Có những khó khăn gì không?

Khi đã nhìn thấy nhân vật xuất hiện để đại diện cho những sinh viên đang theo học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt, khán giả lại muốn biết lý do tại sao lại có những bạn trẻ chọn ngành này? Học ngành này có những khó khăn gì? Họ đã phải vượt qua như thế nào?... Hàng loạt câu hỏi xuất hiện. Và tác phẩm phóng sự ngắn hơn 6 phút này đã lần lượt trả lời tất cả. Trả lời rất khéo léo, liền mạch, tạo thành một tổng thể thống nhất, trơn tru và đẹp đẽ.

Cảnh chủ chốt đầu tiên giới thiệu về nhân vật và hình thức thể hiện tác phẩm. Nhân vật ngồi viết thư cho bạn trai, hình thức phóng sự được thể hiện dưới một bức thư, lời bình chính là lời bức thư và giọng đọc thủ thỉ, tình cảm, như vang lên từ sâu thẳm trái tim của cô sinh viên đang theo học ngành giáo dục sư phạm đặc biệt. Với cảnh chủ chốt này người xem sẽ bị lôi cuốn bởi hình thức thể hiện, bởi hình ảnh một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn lại theo học một ngành nghe tên đã thấy đặc biệt. Cảnh chủ chốt đầu tiên cũng đã tạo ra lý do gắn chặt phóng sự với thời điểm phát sóng, đó là ngày 20/11.

Tiếp đó, như một mạch chảy, ở cảnh chủ chốt thứ hai, phóng sự đưa ra lý do thúc đẩy nhiều sinh viên thi vào ngành học đặc biệt, không giống ai này. Cũng là lời giải đáp cho những khúc mắc, những suy nghĩ không mấy thiện cảm của khán giả: tại sao lại chọn lựa cái nghề vất vả này? Để mở rộng phạm vi của phóng sự thoát ra khỏi cái tôi nhân vật, cảnh chủ chốt này gồm 2 cụm cảnh chính, đó là lý do của nhân vật, và lý do của những người bạn khác. Nếu như ở cảnh chủ chốt này, tiếp tục chỉ đưa ra hình ảnh nhân vật, khán giả sẽ dễ nhầm lẫn đây là một phóng sự “người tốt việc tốt” hay nêu tấm gương về một sinh viên vượt qua khó khăn để theo đuổi ngành sư phạm giáo dục đặc biệt chẳng hạn. Sự xuất hiện của cụm cảnh thứ 2 giải thích rõ hơn về tính đại diện của nhân vật.

Cảnh chủ chốt thứ ba nêu ra thực trạng nhìn nhận của xã hội về ngành này. Trong cảnh chủ chốt này gồm có 2 cụm cảnh trái ngược nhau, đối lập với nhau. Cụm cảnh thứ nhất bao gồm nhiều người hơn, đó là không ủng hộ việc theo đuổi ngành học này, hoặc là coi thường, miệt thị. Cụm cảnh thứ hai tuy ít người hơn, nhưng lại là những người gần gũi và tác động nhiều đến nhân vật, luôn luôn ủng hộ, động viên. Hai cụm cảnh trong một cảnh chủ chốt lại có nội dung trái ngược nhau, nhân vật là người đứng giữa và chịu cả hai sự tác động đó. Đây không phải là cụm cảnh duy nhất sử dụng biện pháp đối lập này. Và cũng từ hoàn cảnh đứng giữa hai chiều ý kiến như vậy, nhân vật toát lên được sự can đảm, tự tin. Trong cụm cảnh thứ ba này, nội dung hướng tới là nêu ra thực trạng nhìn nhận của xã hội nhưng sâu xa hơn là để làm nổi bật lên sự can đảm của những snh viên chấp nhận đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Cảnh chủ chốt thứ tư cũng là cảnh chủ chốt lớn nhất, gồm 3 cụm cảnh, chiếm thời lượng 2’51s trong tổng thể 6’13s của cả phóng sự. Với ý nghĩa cảnh chủ chốt là cảm xúc của nhân vật sau 3 năm học ở khóa sư phạm giáo dục đặc biệt. Tại sao tác giả lại chọn cảnh chủ chốt này kéo dài nhất phóng sự? Theo ý kiến cá nhân tôi bởi… lý do:

Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

- Thứ nhất, đây là phóng sự thuộc tiểu mục “Chia sẻ cũng tôi”, tức là những tâm sự, chia sẻ, thổ lộ của một người hoặc một nhóm người đối với khán giả truyền hình. Tác giả phóng sự để cho nhân vật nói nhiều về cảm xúc, trong cảm xúc đó sẽ bao gồm nhiều ý nghĩa khác thông qua các cụm cảnh, chi tiết hơn là thông qua các cảnh, ẩn chứa cả những kinh nghiệm, suy nghĩ về nghề.

- Thứ hai, hình thức thể hiện của phóng sự này dưới dạng một bức thư viết cho bạn trai, vì vậy chia sẻ cảm xúc là điều tất yếu. Đặc biệt khi nói về nghề nghiệp của mình, một nghề mà không phải ai cũng hiểu, cũng thông cảm. Vì vậy, cảm xúc sẽ dễ thể hiện và dễ lay động lòng người nhất.

- Thứ ba, với một nghề nghiệp đặc biệt như giáo dục sư phạm đặc biệt, ba năm học tập và tiếp xúc với trẻ khuyết tật, những khó khăn, vất vả thậm chí cả nản lòng không ít. Và những niềm vui, những bài học đắt giá trong cuộc sống cũng rất nhiều. Để khán giả cảm thông, chia sẻ và có cách nhìn nhận khác về nghề thì thổ lộ về những niềm vui nỗi buồn đó là hợp lý nhất.

Chính vì vậy, ba cụm cảnh những khó khăn, hạnh phúc và bài học với những lớp cảnh hợp lý đã tạo nên một cảnh chủ chốt lớn nhất tốt dẹp trong phóng sự.

Cảnh chủ chốt thứ năm dần khép lại câu chuyện. Chia sẻ về nghề nghiệp với đầy tâm huyết, chính vì vậy quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp là một cảnh chủ chốt không thể thiếu. Tuy nhiên, để thể hiện được cảnh chủ chốt này không phải là đơn giản. Nếu đơn thuần chỉ là để cho nhân vật tự hứa rằng sẽ theo đuổi nghề nghiệp, sẽ yêu nghề, như vậy sẽ thành sáo rỗng, hô khẩu hiệu. Tác giả đã rất khéo léo, một lần nữa đặt vào cảnh chủ chốt hai cụm cảnh trái ngược nhau. Một bên là cụm cảnh những sinh viên đến với nghề vì những lợi ích cá nhân, còn một bên là nhân vật, là người đến với nghề bằng tất cả đam mê, tâm huyết. Cụm cảnh đối lập nhưng thực chất lại bổ sung, hỗ trợ cho nhau và tôn vinh nhân vật chính lên. Tự tôn mà vẫn rất khiêm tốn.

Câu chuyện có thể kết thúc tại đây, rất đầy đủ, có đầu có cuối. Tuy nhiên, nếu như vậy sức gợi của phóng sự chưa đạt đến cao trào. Sự lắng đọng của phóng sự trong lòng khán giả chưa đạt đến đỉnh điểm.

Cảnh chủ chốt cuối cùng cũng là cảnh kết của phóng sự là một clip ngắn 1’04s gồm những cảnh ngắn, tiết tấu vừa phải về hình ảnh những sinh viên đang theo học khoa sư phạm giáo dục đặc biệt, hình ảnh những em bé khuyết tật, và hình ảnh sự giao lưu, gần gũi của hai đối tượng này. Ba cụm cảnh cứ đan xen lẫn nhau tạo nên một cảm giác gần gũi giữa hai đối tượng, hai chủ thể. Khán giả thấy dâng trào niềm xúc động, cảm thông. Một lần nữa đoạn clip tạo điểm nhấn, lắng lại và cũng gợi lại tất cả những gì phóng sự đã thực hiện. Cảnh kết trong một phóng sự luôn là cảnh chủ chốt có thể nói là quan trọng nhất. Nó có thể khép lại câu chuyện, giải quyết xong vấn đề; cũng có thể nó mở ra cho người xem những suy nghĩ khác nhau. Clip kết thúc “Ước mơ xanh” thuộc loại khép lại câu chuyện và lắng lại trong lòng người xem. Dù không đặt ra câu hỏi nào nhưng tạo sự lưu luyến, xúc động.

Tóm lại, 6 cảnh chủ chốt trong toàn bộ phóng sự “Ước mơ xanh” có sự kết nối với nhau, liền mạch. Có thể cấu hình chỉnh thể của phóng sự chưa hoàn toàn đẹp đẽ do bàn tay sắp đặt các cảnh chủ chốt chưa khéo, nhưng nếu xét về phương diện xác định cảnh chủ chốt thì cá nhân tôi cho rằng tác giả đã làm rất tốt. Khung của phóng sự do cảnh chủ chốt dựng lên khá vững chắc, có thể giải quyết mọi thắc mắc về đề tài cho khán giả xem truyền hình.

b. Góc độ tiếp cận trong mỗi cảnh chủ chốt

Mục đích của mỗi phóng sự là đi từ chủ đề đến câu chuyện, tức là từ cái đã biết đến cái chưa biết. Để đạt được mục đích đó, chỉ có một con đường duy nhất: góc độ của phóng sự. Góc độ là con đường ngắn nhất để đi từ chủ đề đến câu chuyện. Nhận rõ các góc độ sẽ giúp việc triển khai cảnh chủ chốt không bị nhầm lẫn. Sau đây, tôi sẽ phân tích cụ thể các cảnh chủ chốt của phóng sự “Ước mơ xanh” để thấy rõ góc độ tiếp cận cảnh chủ chốt của phóng sự này.

Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình - Cảnh chủ chốt 1: Giới thiệu nhân vật

Cái gì Câu chuyện 1 Câu chuyện 2

Cảm ơn Nhận được quà

Nhân vật chính X X

Bạn trai cô Không xét đến Không xét đến

Trẻ em khuyết tật Không Không xét đến

Như vậy ở cảnh chủ chốt thứ nhất, góc tiếp cận nhân vật chính là một đường ngang, đây là góc độ tiện lợi. Đường ngang liên kết tất cả các câu chuyện có thể có được qua tiếng nói của nhân vật chính. Trong biệt ngữ báo chí, nói đến cấu trúc này người ta thường nói đến “chân dung” hoặc là phóng sự xoay quanh một “sợi chỉ đỏ”, nhân vật mẫu mực hoặc tiêu biểu. Như vậy ở cảnh chủ chốt đầu tiên với mục đích giới thiệu nhân vật đại diện, tác giả phóng sự đã xác định đúng góc độ tiếp cận.

Một phần của tài liệu phân tích phóng sự “ước mơ xanh” - làm rõ cảnh chủ chốt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w