Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc 1.

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử 12 CB (Trang 44 - 45)

GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam 1. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. 1. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

- Sau 2 năm (1973 – 1974), về cơ bản, miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, mạng lưới giao thông... Kinh tế có bước phát triển.

- Đến cuối năm 1974 Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và mức vượt năm 1964. Đời sống nhân dân được ổn định.

2. Chi viện cho miền Nam

- Trong 2 năm 1973 – 1974 miền Bắc chi viện cho chiến trường Miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong.

- Về vật chất – kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.1. 1.

Âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Ngày 29/3/1973, toán lính Mỹ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

- Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Paris, tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

2.

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam

- Từ cuối năm 1973 quân ta kiên quyết đánh trả địch, chủ động tiến công tại căn cứ xuất phát của chúng.

- Cuối 1974 → đầu 1975 ta mở đợt hoạt động quân sự, chủ yếu là miề Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt giành thắng lợi vang dội ở Phước Long (06 – 01 – 1975) .

- Chiến thắng Phước Long thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu của quân đội Sài Gòn, và khả năng can thiệp của Mỹ là rất hạn chế.

- Ở các vùng giải phóng, nhân dân ta tích cực sản xuất, tăng nguồn dự trữ cho cuộc chiến đấu giải phóng MN

III. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc1. 1.

Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam

- Hội nghị của BCH Trung ương mở rộng họp từ ngày 18/12/1974 - 08/01/1975 đã đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam trong vòng 2 năm (1975 – 1976).

- Hội nghị nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 .

- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. - Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

2.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. a.

Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3/1975)

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. Nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của ta, nên lực lượng bố trí ở đây mỏng...

- Ngày 10 – 3 – 1975, quân ta tấn công Buôn Ma Thuột mở màng chiến dịch, ngày 12 – 3, địch phản công chiếm lại, nhưng thất bại.

- Ngày 14 – 3 – 1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền không thể cứu vãn được.

- Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta từ thế tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

b.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3)

- Ngày 21/3/1975, quân ta tiến công Huế, chặn đường rút chạy của địch. Ngày 26/3 ta giải thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 15h thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng.

- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ quân và dân đã nổi dậy đánh địch giải phóngquê hương.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lý tuyệt vọng trong ngụy quyền đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

c.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4)

- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.

-Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”.

- 17h 26 – 4 – 1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh. 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn.

- 10 h 45’ ngày 30 – 4 – 1975, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh độc lập, bắt sống toàn bộ chính phủ TW Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11h 30’, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. - Ngày 2 – 5 – 1975 ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

* Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Đề cương lịch sử 12 CB (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w