CHƯƠNG 4 ĐÍ ẠỀ ĐẠ TÂY S NT HI QUANG TRUNG - NGUY NHU ỄỆ VÀ NH NG TÁC Ữ ĐỘNG TI KHU V CỚ Ự ĐỤ ĐỊ

Một phần của tài liệu luận văn Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa. (Trang 41 - 60)

TÂY SƠN THỜI QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ

VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA

Phong trào nông dân Tây Sơn đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa quốc tế bởi vì “bản thân phong trào chứa đựng những hoạt động xã hội nói lên mối quan hệ giữa các nước ở vùng đông châu Á cũng như mối quan hệ giữa nước ta với các nước phương Tây, đặc biệt là với nước Pháp” [38, tr. 5]. Chính vì thế mà phong trào Tây Sơn nói chung và những chính sách ngoại giao của Quang Trung – Nguyễn Huệ nói riêng đã có những tác động nhất định đến khu vực Đông Nam Á lục địa, những nước có sự gần gũi về mặt địa lý, sự tương đồng về đặc điểm chế độ phong kiến. Phong trào Tây Sơn và kết quả của nó trước hết là sự phản ánh những vấn đề chung của cả khu vực. Sau nữa, những chính sách ngoại giao của triều đại này nhằm giải quyết và gây tác động tới những mối quan hệ chồng chéo và đa dạng trong khu vực

4.1. Tây Sơn - phong trào nông dân điển hình trong khu vực Đông Nam Á trong nửa cuối thế kỷ XVIII

Để thấy được sự tác động của phong trào Tây Sơn nói chung và những chính sách ngoại giao của Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nói riêng đến tiến trình khu vực Đông Nam Á lục địa phải lý giải được nguyên nhân của nó. Phong trào Tây Sơn điển hình không những về sự thành công, tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội mà còn điền hình trong tính không triệt để của một phong trào nông dân. Sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn phản ánh những hạn chế chung của một thời đại của chế độ phong kiến ở các quốc gia trong khu vực. Cuối thế kỷ XVIII, ở Đại Việt cũng như ở các quốc gia trong khu vực, trước tình trạng suy thoái về mặt chính trị của các vương triều

phong kiến cũng như những cuộc chiến tranh xâm lược, phong trào đấu tranh chống chế độ phong kiến suy tàn và chống giặc ngoại xâm phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Nhưng chỉ đến phong trào Tây Sơn, “cuộc đấu tranh chống tiêu diệt các bè phái phong kiến và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mới được kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau. Chỉ có phong trào Tây Sơn là phong trào duy nhất giành được thắng lợi trọn ven, và nó là phong trào điển hình không chỉ có ở Đại Việt mà cả ở Đông Nam Á lục địa” [12, tr. 98 - 99]. Tây Sơn là một phong trào nổi bật với những đặc điểm mang tính thời đại: chống phong kiến, đặt nền móng thông nhất quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc… Điều đặc biệt khởi nguồn của Tây Sơn là một phong trào nông dân, một cuộc đấu tranh mang tính giai cấp. Nhưng Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ lớn lao: giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khởi nghĩa Tây Sơn không chỉ có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Đại Việt mà còn có những tác động đáng kể với khu vực.

Tuy nhiên khởi nghĩa Tây Sơn vẫn là một cuộc khởi nghĩa nông dân, nó không thoát khỏi những hạn chế của chính tính chất này. Những hạn chế của triều đại Tây Sơn cũng là những hạn chế chung của tất cả các triều đại phong kiến của khu vực Đông Nam Á lục đại lúc bấy giờ. Tại chính quyền Tây Sơn ở Bắc Hà, những cải cách của Quang Trung tuy có táo bạo nhưng lại không triệt để mà lại chẳng thực hiện được bao lâu nên không đem lại được hiệu quả tích cực. Những cải cách này có thể giải quyết những vấn đề trước mắt của một xã hội sau chiến tranh nhưng về lâu dài, nó không làm thay đổi cơ sở kinh tế - xã hội vốn không còn phù hợp của đất nước. Người nông dân hy vọng ở Quang Trung một số quyền lợi về ruộng đất, vấn đề cơ bản nhất trong cuộc đấu tranh chống phong kiến nói chung và cuộc đấu tranh lật đổ Trịnh - Nguyễn nói riêng nhưng vấn đề cải cách ruộng đất dưới thời Quang Trung đã không giải quyết được mối quan tâm cơ bản này. Vậy là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn xuất phát từ một cuộc khởi nghĩa nông dân lại trở thành một chế độ xã

hội được dựng lên bởi sự bóc lột nông dân, ủng hộ địa chủ phong kiến. Sự sụp đổ của triều đại phong kiến này lại được thay thế bằng một triều đại phong kiến khác. Đó là kết quả chung của tất cả các quốc gia phong kiến Đông Nam Á lục địa sau mỗi biến động chính trị.

Xã hội Đại Việt dưới thời Quang Trung chưa thể tạo ra một lực lượng xã hội mới có khả năng làm thay đổi cục diện đất nước. Điều này đã phản ánh một thực trạng chung tại các nước Đông Nam Á lục địa là sự thiếu hụt những cơ sở cần thiết cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, do đó, tư tưởng phong kiến vẫn là tư tưởng duy nhất thống trị, cuộc khủng hoảng cũ được giải quyết bằng những mầm mống của cuộc khủng hoảng mới. Chính vì thế mà tất cả các nước Đông Nam Á lục địa đều duy trì chế độ phong kiến. Quan hệ bang giao và các cuộc chiến tranh xâm lược cũng hình thành trên tư tưởng phong kiến, Trong giai đoạn này, nếu như các nước phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa để tìm kiếm nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ mới, mở rộng thị trường tiêu thụ để phát triển nền kinh tế tại chính quốc, làm giàu cho tư bản thì tại Đông Nam Á lục địa, tư tưởng này chưa bao giờ có điều kiện xuất hiện. Điều đó lý giải tại sao chế độ phong kiến được duy trì cho tới khi chủ nghĩa thực dân phương Tây đến xâm lược và biến các nước này thành thuộc địa.

4.2. Vai trò của nhân tố Trung Quốc

Đông Nam Á lục địa và Trung Quốc là hai đối tượng chính trong chính sách ngoại giao truyền thống của Đại Việt. Đến triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, Trung Quốc vẫn là ưu tiên và là đối tượng ngoại giao lớn nhất. Vai trò của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á với tư cách là một nước lớn được thể hiện rất rõ trong lịch sử. Ngay từ khi mới lập quốc, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa như Chân Lạp, Lào Lạn Xạng, Ayut'ia đều đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đó là mối quan

hệ thần phục và triều cống. Đến giai đoạn này, mối quan hệ của Mãn Thanh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa đã phát triển khá đa dạng, đặc biệt với Đại Việt, Miến Điện và Xiêm La, ba quốc gia hùng mạnh nhất trong khu vực.

Xiêm La nằm ở giữa bán đảo Đông Dương nên các hoàng đế Trung Hoa xem là vị trí quan trọng trong quá trình bành trướng xuống Đông Nam Á. Các hoàng đế Trung Hoa cho rằng nếu lôi kéo được Xiêm La vào vùng ảnh hưởng “thần thuộc” của mình thì Trung Hoa phong kiến rất dễ dàng khống chế các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á lục địa giáp với Xiêm La như: Miến Điện, Chân Lạp, Lào Lạn Xạng. Vì thế, các hoàng đế Trung Quốc liên tục tìm mọi thủ đoạn nhằm lôi kéo, mua chuộc Xiêm La thần phục thiên triều [53, tr. 270].Từ thế kỷ XV, Xiêm đã thực hiện chính sách thân Trung Quốc, phát triển buôn bán giữa hai nước. Và chính sách thân Trung Quốc đã trở thành nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Xiêm La và nó đã mang lại những kết quả khá tốt đẹp về kinh tế vã xã hội, đặc biệt trong quan hệ ngoại thương khi mà chế độ quan thế với các mặt hàng của Ayut'ia được giảm nhẹ hoặc xoá bỏ hẳn [32, tr. 157]. Ayut'ia cũng chịu thần phục và triều cống thiên triều Trung Quốc. Dưới thời Mãn Thanh, mối quan hệ của Xiêm La và Mãn Thanh còn được phát triển hơn nữa. Các thương điếm của người Hoa nở rộ, số lượng người Hoa sống trên đất Xiêm gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt, có thể thấy vai trò của một số người Hoa trong chính quyền Xiêm, một số người đã lên tới những cương vị cao. Ý đồ của Xiêm là muốn liên kết với Trung Quốc - đế quốc phương Bắc hùng mạnh, đường lối ngoại giao của Xiêm là dựa vào mối quan hệ thân thiện nhiều mặt với Trung Quốc để tạo thực lực và uy tín nhằm mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Trên thực tế, Mãn Thanh và Xiêm La không chỉ có quan hệ ngoại thương tốt đẹp mà trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt năm 1789, Mãn Thanh và Xiêm La đã từng có âm mưu hợp tác quân sự để tạo thành hai gọng kìm tấn công Đại Việt khiến Quang Trung

không kịp trở tay. Kế hoạch này không thành nhưng khả năng hợp tác quân sự của hai đối tác thân thiết này là mối lo ngại lớn của Đại Việt.

Vào thế kỷ XVII – XVIII, sự lớn mạnh của Miến Điện đã trở thành mối lo ngại của các hoàng đế nhà Thanh, đặc biệt khi Miến Điện xâm lược Lào Lạn Xạng để mở đường cho cuộc chiến tranh với Xiêm. Càn Long đã buộc phải đưa quân vào Miến Điện tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chặn bớt bước tiến của Miến Điện trên con đường chinh phục các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Nhưng sau ba lần kháng chiến thắng lợi chống quân Mãn Thanh xâm lược, Miến Điện đã giành thắng lợi và kết thúc chiến tranh với hiệp ước hoà bình Kaungton tháng 12 năm 1769. Theo đó, quân Trung Quốc phải rút lui, buôn bán được nối lại, và tiến hành trao đổi các phái đoàn 10 năm một lần. Có thể nói, “hiệp ước Kaungton là một biện pháp khôn ngoan về chính trị” [8, tr. 615] đã mang lại quan hệ hữu nghị cho Miến Điện – Trung Quốc đến tận sau này. Hiệp ước này cũng đánh dấu thất bại của nhà Thanh nhưng sau những thất bại nặng nề trong chiến tranh, Càn Long đã buộc phải chấp nhận nó. Chính Kaungton đã đánh dấu sự bắt đầu suy yếu của triều đình Mãn Thanh. Điều đó tạo ra cho Đại Việt những lợi thế nhất định trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách ngoại giao với Càn Long khi một lần nữa, Mãn Thanh lại thất bại nhục nhã trong cuộc chiến xâm lược Đại Việt, thất bại đã làm cho “uy danh lẫm liệt cũng bị kém sút ít nhiều” [dẫn theo 26, tr. 7]

Các quốc gia khác trong khu vực như Chân Lạp, hai vương quốc của Lào Lạn Xạng, đặc biệt là Luang Prabang đều thực hiện chính sách thân Trung Quốc và triều cống. Mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực vào nửa cuối thế kỷ XVIII nhìn chung là khá tốt đẹp. Do đó, thiết lập quan hệ giao hảo với nhà Thanh và các quốc gia Đông Nam Á lục địa trở thành một yêu cầu tất yếu của ngoại giao Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Chính sách ngoại giao và những kết quả ngoại giao của Đại Việt với Mãn Thanh là nền tảng và cơ sở thực tế không chỉ một lần nữa khẳng định lại những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự cho thấy sức mạnh của nhà Tây Sơn mà còn thể hiện được vị thế của Đại Việt - một nước lớn trong khu vực. Có thể nói, những kết quả đạt được trong quan hệ bang giao với Mãn Thanh đã làm tăng thêm sức mạnh của Tây Sơn cũng như là cơ sở để Quang Trung đưa ra những chính sách ngoại giao có phần cứng rắn và kiên quyết hơn với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Xoá bỏ hoàn toàn âm mưu phục thù của nhà Thanh, quan hệ Đại Việt – Mãn Thanh có phần thuận lợi đã giúp Quang Trung tạm yên được ở mặt Bắc. Vì thế, ông có thể tập trung lực lượng đối phó với những bất ổn từ phía Nam cũng như những nguy cơ từ phía Xiêm La. Hơn nữa, trong giai đoạn này, Đại Việt cũng có thể đưa quân sang Lào Lạn Xạng giúp các mường biên giới trong cuộc chiến tranh chống Xiêm xâm lược.

4.3. Những tác động của chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ tới khu vực Đông Nam Á lục địa

Kết quả của phong trào Tây Sơn là sự ra đời của triều đại Quang Trung – Nguyễn Huệ, tuy ngắn ngủi nhưng đóng góp to lớn vào lịch sử dân tộc, đặc biệt trên mặt trận ngoại giao. Những chính sách ngoại giao của vua Quang Trung với Mãn Thanh và với các quốc gia trong khu vực không chỉ tác động đến chính sách bang giao của từng quốc gia mà còn tác động đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Sự tác động của chính sách ngoại giao thời Quang Trung đến khu vực thể hiện ở ba khía cạnh: (i) ngăn chặn âm mưu và hành động gây ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh đến khu vực Đông Nam Á lục địa, (ii) đập tan âm mưu và hành động gây chiến tranh nhằm thôn tính toàn bộ khu vực của Xiêm, và (iii) tạo ra thế cân bằng quyền lực giữa tam giác Đại Việt – Miến Điện – Xiêm La.

Tác động lớn nhất của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn là một lần nữa chặn đứng cuộc Nam tiến của “thiên triều” Đại Thanh. Ngay từ khi thống nhất đât nước, Trung Hoa phong kiến đã hình thành tư tưởng của một nước lớn, coi mình là trung tâm, là văn minh, còn những quốc gia khác là “man di”, “mọi rợ”. Tư tưởng ấy là một trong những nền tảng cho Trung Hoa thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ mà Đông Nam Á lục địa là một hướng tiến quân quan trọng mà xâm lược Đại Việt là một trong những mục tiêu quan trọng vì Trung Hoa có thể sử dụng những thắng lợi quân sự tại Đại Việt thành bàn đạp xâm lược các quốc gia Đông Nam Á lục địa cũng như là căn cứ cung cấp lương thực và tiềm lực đảm bảo cho các cuộc viễn chinh này thành công. Nằm ở vị trí xung yếu của Đông Nam Á, với chiến thắng quân Thanh vẻ vang, đặc biệt là với những chính sách ngoại giao khôn khéo, phong trào Tây Sơn không chỉ bảo vệ độc lập của Đại Việt mà còn có tác dụng chặn đứng âm mưu và gây ảnh hưởng của nhà Mãn Thanh xuống khu vực Đông Nam Á lục địa. Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một bức tường chắn với một bên là đế quốc phong kiến Trung Hoa với một bên là các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Cuối thế kỷ XVIII, Xiêm La đẩy mạnh quan hệ bang giao với Mãn Thanh nhằm khẳng định và tăng cường vị trí của mình trong khu vực, và đẩy mạnh quá trình thôn tính và mở rộng lãnh thổ của Xiêm. Tuy nhiên, quan hệ tốt lành của Đại Việt và Mãn Thanh cùng với những nhượng bộ của Càn Long trước các yêu sách của Quang Trung đã làm chùn bước quân Xiêm. Thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì và gìn giữ nền hoà bình trong khu vực Đông Nam Á lục địa.

Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút cùng với các cuộc tấn công quân Xiêm trên đất Chân Lạp, Lào Lạn Xạng, Tây Sơn không chỉ bảo vệ thành công lãnh thổ phía Nam của Đại Việt mà còn đập tan âm mưu và hành động gây chiến tranh thôn tính, mở rộng ảnh hưởng của Xiêm ra toàn khu vực

Đông Nam Á lục địa. Những chiến thắng này cũng làm cho mối quan hệ của Đại Việt – Lào Lạn Xạng – Chân Lạp gắn bó hơn đồng thời lại gây ra xung đột trong quan hệ bang giao Đai Việt – Xiêm La thời Quang Trung. Quan hệ bang giao của Quang Trung với Xiêm thể hiện ở các cuộc xung đột liên quan đến Chân Lạp và Lào Lạn Xạng khi cả hai nước đều cố gắng tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này. Mối quan hệ triều cống và phụ thuộc về quân sự của các mường Lào Lạn Xạng ở biên giới với Đại Việt là một trong những lý do

Một phần của tài liệu luận văn Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa. (Trang 41 - 60)