pháp luật
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (tiết 1) I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm pháp luật là gì? 2. Về kỹ năng
- Quan sát, tìm hiểu, bước đầu phân tích những sự kiện, hành vi ứng xử của bản thân và của những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày so với các chuẩn mực mà pháp luật đặt ra.
3. Về thái độ
- Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong mọi hoạt động.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp: Sử dụng các câu chuyện pháp, giảng giải, vấn đáp, đàm thoại
2. Hình thức: Theo lớp
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- SGK, SGV, sách bài tập, tình huống, sách chuẩn kiến thức 12. - Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung).
- Tài liệu liên quan. IV. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Kiểm tra SGK, vở ghi 3. Bài mới
Con người chỉ được sống tự do khi chấp hành pháp luật. Cũng như muốn quản lý được xã hội thì nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật. Vậy pháp luật là gì? vai trò của nó ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
(15 phút) Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp đàm thoại
- GV: Lấy ví dụ và hướng dẫn HS lấy ví dụ
+ Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường... là quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo, dù là người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, điều khiển ô tô hay xe súc vật kéo. Ai không tuân thủ quy tắc này đều là vi phạm pháp luật.
+ Luật Hôn nhân và gia đình quy định các điều kiện kết hôn giữa nam và nữ: Phải đạt độ tuổi nhất định, tự nguyện kết hôn; không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn. Các điều kiện này áp dụng
1, Khái niệm về pháp luật
cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Những trường hợp vi phạm, dù chỉ một trong các điều kiện trên, đều là kết hôn trái pháp luật.
- GV: Hỏi: Em hãy cho biết pháp luật được ban hành ra có phải chỉ áp dụng cho một bộ phận nào đó hay không?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận
- Để quản lý nhà nước và xã hội, Nhà nước phải ban hành ra một hệ thống quy tắc xử sự chung để các hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong một trật tự nhất định đó chính là pháp luật - GV: Có phải pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế cá nhân không? Vì sao? - HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận PL không cấm đoán vì
pháp luật còn quy định cả những điều được làm, phải làm và không được làm
- GV: Cho HS lấy ví dụ minh họa - HS: Lấy ví dụ
- GV: Mục đích xây dựng và ban hành pháp luật của nhà nước ta là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận
- GV: Kết luận khái niệm pháp luật
- GV: Để làm rõ tri thức vừa truyền đạt: Pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. - GV: Kể cho HS nghe câu chuyện pháp luật
- Để quản lý đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm cho các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân
* Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
BẮT GIỮ 4.000 GÀ CON NHẬP LẬU
Tin từ bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ngày 9/4/2013 trong khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại khu vực cửa khẩu Ka Long, đội tuần tra kiểm soát của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã phối hợp với đội hải quan cửa khẩu Ka Long, chi cục hải quan Móng Cái phát hiện một phương tiện đường thủy mang biển kiểm soát QN 3461 do Lê Huy Phan, sinh năm 1975, quê ở Lê Chân- Hải Phòng điều khiển chạy từ Trung Quốc về khu vực cầu Ka Long. Lực lượng này đã tiến hành kiểm tra, qua đó phát hiện trên phương tiện chở 200 lồng nhựa, mỗi lồng chứa 200 gà con mới nở khoảng 2 ngày tuổi. Tuy nhiên số hàng này không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
(Báo Biên phòng, 11/ 04/ 2013)
Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV: Trong câu chuyện trên bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã thực hiện chức năng gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án Đáp án: Chiếc tàu trên đã vi phạm pháp luật vì chở gà con nhập lậu. Đội biên phòng Quảng Ninh đã thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn tình trạng xuất khẩu gà trái phép, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội.
(16 phút)
Hoạt động 2
- GV: Sử dụng câu chuyện pháp luật để vào nội dung bài
b, Các đặc trưng của pháp luật
CẤM TAXI CẢ TUẦN TRÊN NHỮNG TUYẾN PHỐ VÀO GIỜ CAO ĐIỂM
Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiến hành cấm taxi hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ) trong giờ cao điểm. Sáng từ 6h30 đến 8h30; chiều từ 16h00 đến 19h00 hàng ngày.
Đơn vị taxi có sảnh đón khách hoặc bãi đỗ tại các tuyến đường cấm thì phải được cấp phép. Tuy nhiên, các taxi chở bệnh nhân cấp cứu,người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và phục vụ sự cố được phép hoạt động trên các tuyến phố gồm đường La Thành (Từ phố Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa) ; Nguyễn Lương Bằng (Từ phố Đông Các đến phố Hồ Đắc Di và phố Tây Sơn từ phố Hồ Đắc Di đến điểm quay đầu trước Gò Đống Đa) ; Tôn Đức Thắng (Từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Khâm Thiên); Lê Duẩn (Từ phố Trần Nhân Tông đến phố Đại Cồ Việt).
Riêng các tuyến phố khác xe taxi được hoạt động bình thường
Cũng theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đơn vị taxi có sảnh đón khách hoặc bãi đỗ trên các tuyến đường phải liên hệ với Sở Giao thông vận tải tại số 2 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội để được cấp phép
- GV: Sở giao thông vận tải Hà Nội đã thực hiên quy định gì đối với xe taxi? - HS: Trả lời
- GV kết luận: Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thực hiên quy định bắt buộc đối với xe taxi trên các tuyến giao thông trong thành phố vào giờ cao điểm để giảm tải ách tắc giao thông. - GV: Những công việc trên thể hiện những đặc trưng của pháp luật.
- GV: Em hãy cho biết các đặc trưng của pháp luật và lấy ví dụ?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận.
Các đặc trưng Nội dung Ví dụ
a, Tính quy phạm phổ biến
- Là những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, đối với nhiều người, mọi cá nhân, tổ chức, mọi lĩnh vực
- Luật hôn nhân và gia đình
b, Tính quyền lực bắt buộc chung
- Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức.
- Kinh doanh phải nộp thuế
- Những người xử sự không đúng theo quy định của pháp luật sẽ bị pháp luật áp dụng các biện pháp xử lý kể cả biện pháp cưỡng chế. thông đường bộ sẽ bị xử lý. c, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức - Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm PL. - Văn bản phải chính xác một nghĩa, dễ hiểu.
- Văn bản đều được quy định chặt chẽ trong hiến pháp và luật văn bản của pháp luật. - Luật Hành chính - Luật Hình sự - GV: Kết luận - HS: Ghi bài - Đặc trưng của pháp luật: + PL có tính quy phạm phổ biến. + PL có tính quyền lực, bắt buộc chung. + PL có tính xác định chặt chẽ. 4. Củng cố (4 phút)
Câu 1: Lấy VD về những việc PL cho phép làm, không được làm và phải làm đối với cá nhân, tổ chức?
Câu 2: Lấy VD về đặc trưng của pháp luật. - HS: Trả lời.
- HS: Lớp nhận xét.
- GV: Nhận xét, bổ sung, đưa đáp án. Câu 1:
Ví dụ Được làm Phải làm Không được làm
a, Công dân kinh doanh phải nộp
thuế X
b, Công dân có quyền tự do sản
xuất, kinh doanh theo PL X
c, Công dân không được kinh doanh những mặt hàng nhà nước cấm
X
Câu 2:
Đặc trưng Ví dụ
a, Tính quy phạm phổ biến - Luật hôn nhân và gia đình: Nữ 18
tuổi, nam 21tuổi
b, Tính quyền lực bắt buộc chung - Đi xe mô tô không đội mũ bảo hiểm xử phạt 150.000 đồng
c, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do hôn nhân
- GV: Kết luận tiết 1: Trong các quan hệ xã hội mà hàng ngày chúng ta tham gia đã hình thành một cách khách quan những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Các quy tắc đó xác định giới hạn dược làm, phải làm, không
được làm để mỗi người trong khi tự do hành động sẽ không xâm phạm tới tự do và lợi ích của người khác . Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực của nhân dân - ghi nhận thành pháp luật những quy tắc xử sự được chuẩn mực hóa, phù hợp lợi ích của người dân, của xã hội, của nhà nước.
5. Dặn dò (1 phút) - Học bài cũ
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu được thực hiện pháp luật là quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn thông qua nhiều hình thức, do nhiều chủ thể tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống.
2. Về kỹ năng
- Bước đầu có khả năng phân tích được các quá trình thực hiện hay vi phạm pháp luật
3. Về thái độ
- Xác định được vai trò và trách nhiệm của cá nhân với tư cách là chủ thể của các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật, hình thành ý thức “Sống và học tập theo pháp luật “.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp: Sử dụng câu chuyện pháp luật, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Theo lớp
III, Tài liệu và phương tiện dạy học - Tài liệu:
+ SGK, SGV, sách bài tập tình huống, sách chuẩn kiến thức kỹ năng...
+ Những câu chuyện tình huống liên quan - Phương tiện:
+ Sơ đồ, biểu bảng + Máy chiếu(nếu có) IV. Hoạt động dạy và học
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV: Nêu câu hỏi tình huống sau:
Có quan điểm cho rằng: Chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, quản lý xã hội và giải quyết các vấn đề xung đột bằng các công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất.
Ý kiến của em về quan điểm trên? - HS: Trả lời.
- HS: Cả lớp bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm. 3. Bài mới
Giới thiệu bài (3 phút)
Pháp luật với ý nghĩa là phương tiện quản lý của nhà nước, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vậy nhà nước và công dân sử dụng phương tiện pháp luật như thế nào? Các quy định trong bộ luật, luật đi vào đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức theo cách thức nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
(15 phút) Hoạt động 1
- GV: Sử dụng câu chuyện pháp luật để tìm hiểu bài 1, Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật a, Khái niệm thực hiện pháp luật
HAI BỐ CON CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
TAND thành phố Yên bái vừa mở phiên tòa xét xử công khai vụ án “chống người thi hành công vụ”đối với 2 bố con Cao Xuân Thanh, SN 1961 Cao Đức Minh, trú tại tổ 10, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, Yên Bái.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát: Vào khoảng 17h 30’ ngày 26.3.2011, nhận được tin báo của người dân, đội quy tắc của UBND phường Yên Thịnh – TP Yên Bái cùng cán bộ công an phường Nguyễn Trung Thành, đã kiểm tra tại khu vực bãi đổ đất số 2, thuộc tổ 44, phường Yên Thịnh.
Tại đây đội quy tắc đã phát hiện xe ô tô mang BKS 21H – 2928 do Cao Đức Minh, trú tại tổ 10, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, Yên Bái điều khiển vừa đổ đất trái phép xuống bãi đất số 2. Cạnh đó, chiếc xe ô tô chở đất mang BKS 21H – 2651 do Đỗ Thanh Sơn, sinh năm 1967, trú tại tổ 32 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái điều khiển, chưa kịp đổ đất. Tổ công tác đã yêu cầu Minh và Sơn xuất trình giấy phép lái xe và giấy phép đổ đất, nhưng 2 người này đã không chấp hành. Sau đó, lợi dụng sơ hở của đội quy tắc, Sơn đã điều khiển xe ô tô bỏ chạy, còn Minh gọi điện cho cho ông Cao Xuân Thanh, SN 1961 (là bố đẻ) và Nguyễn Đức Hưng (là người thuê chở đất). Khi đến nơi Hưng cũng không xuất trình được giấy phép đổ đất.
Ông Thanh cầm giấy tờ xe ô tô của Minh, nhưng cũng không chịu hợp tác làm việc. Nhiều lần ông Thanh đã dắt xe của đội quy tắc của tổ công tác đang chắn trước đầu xe ô tô của mình và có những lời nói, hành động thách thức tổ công tác. Thấy vậy, đồng chí Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND phường đã chỉ đạo đưa xe về trụ sở để giải quyết. Ngay lúc đó ông Thanh đã bảo Minh: “con cứ lái xe đi, xảy ra chết người bố chịu, mạng người chỉ có 30 triệu đồng…”.
Lúc này mọi người trong tổ công tác quyết không cho xe đi nên đã đứng chặn ở đầu xe và 2 bên ca bin. Tuy nhiên Minh vẫn điều khiển cho xe lùi ra
phía sau, đánh lái sang bên trái rồi tăng ga cho xe chạy về phía trước. Đồng chí Thành – công an phường Yên Thịnh chạy lên phía trước khoảng 3m để chặn ô tô và yêu cầu Minh dừng xe. Khi xe tới quá gần đồng chí Thành đã phải nhảy lên bám vào chiếc cần gạt nước trên kính xe, nhưng Minh vẫn liều lĩnh cho xe chạy. Trước tình hình đó, một đồng chí công an khác nhảy lên bám vào cửa sổ ca bin, dùng tay đấm vỡ cửa kính thì lái xe Minh mới chịu dừng lại. Các đối tượng liên quan vụ việc ngay sau đó được đưa về trụ sở giải quyết.
Tại đây, Cao Xuân Thanh khai nhận, tối ngày 25.3 Thanh nhận hợp đồng chở đất từ đường Minh Khai đi đổ ở bãi đất số 2, phường Yên Thịnh cho Nguyễn Đức Hưng, sinh năm 1974, trú tại tổ 28 phường Yên Thịnh. Ngày 26.3 thì ông Thanh có nhờ Minh (con trai) đi chở đất, trong khi Minh không có giấy phép lái xe ô tô. Xác định hành vi của hai bố con Thanh và Minh là “chống người Thi Hành công vụ”, cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can Cao Xuân Thanh và Cao Đức Minh.