Bảng 4.4: Kết quả xử lý 30 ô tiêu chuẩn ở các hiện trạng rừng
Mẫu S N d J’ H'(loge) 1-Lambda'
Ô 01 9 103 1.73 0.55 1.21 0.54 Ô 02 10 147 1.80 0.54 1.24 0.63 Ô 03 10 124 1.87 0.71 1.64 0.75 Ô 04 5 95 0.88 0.52 0.84 0.40 Ô 05 4 179 0.58 0.77 1.06 0.60 Ô 06 9 159 1.58 0.51 1.12 0.59 Ô 07 9 120 1.67 0.64 1.42 0.68 Ô 08 4 179 0.58 0.93 1.29 0.71 Ô 09 6 174 0.97 0.78 1.40 0.68 Ô 10 5 192 0.76 0.86 1.38 0.74 Ô 11 5 131 0.82 0.67 1.09 0.56 Ô 12 7 116 1.26 0.71 1.39 0.69 Ô 13 5 70 0.94 0.68 1.10 0.55 Ô 14 6 90 1.11 0.65 1.17 0.61 Ô 15 5 55 1.00 0.85 1.36 0.71 Ô 16 4 67 0.71 0.64 0.88 0.54 Ô 17 6 47 1.30 0.75 1.35 0.69 Ô 18 6 49 1.29 0.80 1.43 0.73 Ô 19 5 43 1.06 0.71 1.14 0.63 Ô 20 8 76 1.62 0.73 1.51 0.72 Ô 21 2 67 0.24 0.19 0.13 0.06 Ô 22 10 152 1.79 0.77 1.77 0.75 Ô 23 5 99 0.87 0.73 1.18 0.58 Ô 24 7 73 1.40 0.81 1.58 0.75 Ô 25 4 41 0.81 0.68 0.95 0.52 Ô 26 12 149 2.20 0.77 1.92 0.79 Ô 27 7 61 1.46 0.90 1.76 0.82 Ô 28 6 87 1.12 0.85 1.53 0.76 Ô 29 4 86 0.67 0.73 1.01 0.57 Ô 30 6 141 1.01 0.61 1.09 0.54 Trung bình 6 106 1.17 0.7 1.26 0.63
Ghi chú: S: Số loài; N: Số cá thể; d: Đa dạng loài; J’: Độ đồng đều; H’(loge): Chỉ số đa dạng shannon-Wiener; 1-Lambda’: Chỉ số đa dạng sinh học Simpson
Kết quả phân tích cho thấy số lượng loài (S) biến động trên các ô đo đếm từ 2 đến 12 loài, trung bình là 6 loài trung một ô đo đếm. Đây là đặc thù của rừng ngập mặn, số lượng loài phân bố trên một đơn vị diện tích nhất định luôn nhỏ hơn số lượng loài phân bố trong rừng trên đất liền.
Số lượng cá thể (N) trong một ô tiêu chuẩn biến động từ 41cá thể đến 192 cá thể, trung bình là 106 cá thể trong một ô đo đếm, số lượng cá thể trong các ô đo đếm biến động rất lớn so với giá trị trung bình. Điều này cho thấy số lượng cá thể biến động nhiều trong quần xã thực vật tại đây.
Trong các ô đo đếm cho thấy chỉ số đa dạng loài (d) biến động từ 0.24 đến 2.2, trung bình là 1.17. Có 12 chỉ số đa dạng sinh học tại 12 ô tiêu chuẩn lớn hơn chỉ số đa dạng sinh học trung bình, chiếm 40% trong tổng số ô tiêu chuẩn. Điều này cho thấy chỉ số đa dạng sinh học thực vật ở các quần xã tự nhiên tại đây còn thấp.
Độ đồng đều (J’) biến động từ 0.51 đến 0.93, trung bình là 0.7, có 18 ô với độ đồng đều từ 0.7 đến 0.93, chiếm 60% tổng số ô đo đếm. Điều này cho thấy số lượng loài trong các ô tương đương nhau, không có loài ưu thế.
Chỉ số đa dạng Simpson biến động từ 0.06 đến 0.82, trung bình là 0.63. Các ô có chỉ số đa dạng Simpson lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình là 17 ô, chiếm 56,7% tổng số ô điều tra, qua đó cho thấy số lượng các quần xã có chỉ số đa dạng Simpson cao hơn chỉ số đa dạng Simpson trung bình ở mức trung bình. Như vậy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã có chiều hướng phát triển nhưng ở mức thấp.
Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener biến động từ 0.13 đến 1.95, trung bình là 1.26. Những ô có chỉ số đa dạng trên chỉ số đa dạng trung bình là 15 ô, chiếm 50% tổng số ô đo đếm. Qua số liệu trên cho thấy chỉ số đa dạng Shannon – Wiener ở rừng ngập mặn không cao hơn so với rừng trên đất cao, chỉ số trung bình này thường cao nhất là 6.0, qua đo đếm thực tế tại đây chỉ có 1.26. Do đó tính đa dạng loài trong quần xã thực vật tại đây thấp.
Biểu đồ 4.4: Bray – curtis trong quần xã tương đồng ở mức 40%
Biểu đồ4.5: Quần xã thực vật chính ở mức tương đồng 40%
Qua các số liệu trên cho thấy các quần xã thực vật tự nhiên tại rừng ngập mặn Cần Giờ ở mức tương đồng 40% được gộp thành 03 nhóm quần xã chính bao gồm:
- Nhóm quần xã thứ nhất có 02 ô tiêu chuẩn: Ô 21 và Ô 25;
- Nhóm quần xã thứ hai có 05 ô tiêu chuẩn: Ô 05, Ô 28, Ô 30, Ô 29 và Ô 16; - Nhóm quần xã thứ ba bao gồm 23 ô tiêu chuẩn còn lại.
Ở mức tương đồng này chưa xuất hiện các ô tiêu chuẩn riêng lẻ mà thường theo nhóm. Đứng dưới góc độ bảo tồn, cần quan tâm đến nhóm quần xã có 02 ô tiêu chuẩn là các Ô 21, Ô 25 cần được ưu tiên bảo tồn, phát triển để có số lượng, Mức
diện tích đủ lớn nhằm đảm bảo cho việc phát triển đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Ở mức độ tương đồng 60%, đã xuất hiện 11 nhóm quần xã thực vật chính, trong đó có 01 nhóm quần xã có 01 ô tiêu chuẩn, 04 nhóm quần xã có 02 ô tiêu chuẩn, 03 nhóm quần xã có 03 ô tiêu chuẩn, 01 nhóm quần xã có 09 ô tiêu chuẩn là nhóm quần xã có số ô tiêu chuẩn cao nhất. Xét ở cấp độ này, trong số 30 ô tiêu chuẩn nghiên cứu chỉ xác định được 11 quần xã chính, có 05 quần xã cần được quan tâm bảo tồn, trong đó có 01 quần xã có 01 ô tiêu chuẩn, 04 quần xã có 02 ô tiêu chuẩn.
Qua 2 biểu đồ … cho thấy Ô 21 có sự khác biệt rất lớn về khoảng cách giữa các nhóm quần xã, xét ở mức độ tương đồng 20% thì Ô 21 đã tạo nhóm quần xã đầu tiên chỉ có một nhóm quần xã duy nhất, từ hai yếu tố trên cho thấy đây là quần xã hiếm, cần có biện pháp bảo tồn và phát triển quần xã này.
Biểu đồ 4.6: Bray – Curtis các quần xã tương đồng ở mức 60%
Biểu đồ 4.7: Các quần xã thực vật chính ở mức tương đồng 60%
Xét ở mức tương đồng 80% (hai biểu đồ… ), đã bắt đầu có sự phân nhóm quần xã rất lớn trong 30 ô tiêu chuẩn nghiên cứu, có 27 nhóm quần xã, trong đó có 24 nhóm quần xã có 01 ô tiêu chuẩn và 03 nhóm quần xã có 02 ô tiêu chuẩn, ở mức tương đồng này nhóm quần xã có số lượng lớn với 02 ô tiêu chuẩn.
Theo biểu đồ Bray – Curtis ở mức tương đồng 80% thì có 24 nhóm quần xã có 01 ô tiêu chuẩn. Cần được quan tâm bảo tồn, đặc biệt chú trọng các ô tiêu chuẩn Ô 21, Ô 25, Ô 04 vì đây là các nhóm quần xã có khoảng cách xa đối với các nhóm quần xã khác.
Biểu đồ 4.8: Bray – Curtis các quần xã tương đồng ở mức 80%
Biểu đồ 4.9: Các quần xã thực vật chính ở mức tương đồng 80% Mức
tương đồng Mức Tương đồng
Qua xem xét, ở các mức tương đồng 20%, 60% và 80% cho thấy các mức tương đồng càng cao thì việc phân nhóm càng chi tiết, số lượng ô tiêu chuẩn trong nhóm giảm. Đặc biệt là nhóm quần xã 01 ô tiêu chuẩn ở mức tương đồng 40% và 60% là ô tiêu chuẩn Ô 21 có khác với các quần xã khác nên cần được quan tâm bảo tồn, do đó việc bảo tồn đa dạng sinh học còn tùy thuộc vào mức độ tương đồng khác nhau và điều kiện từng nơi mà có biện pháp bảo tồn cụ thể cho phù hợp.
Similarity 80 Ô 01 Ô 02 Ô 03 Ô 04 Ô 05 Ô 06 Ô 07 Ô 08 Ô 09 Ô 10 Ô 11 Ô 12 Ô 13 Ô 14 Ô 15 Ô 16 Ô 17 Ô 18 Ô 19 Ô 20 Ô 21 Ô 22 Ô 23 Ô 24 Ô 25 Ô 26 Ô 27 Ô 28 Ô 29 Ô 30 2D Stress: 0.16
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Việc đánh giá đa dạng sinh học thực vật thân gỗ của một hệ sinh thái rừng, cụ thể là hệ sinh thái rừng ngập mặn cần phải được xem xét trên nhiều chỉ số đa dạng sinh học khác nhau. Đồng thời phải xem xét một cách tổng quát, kết hợp các chỉ số đa dạng sinh học lại với nhau một cách hệ thống nhằm có kết luận chính xác trong đánh giá đa dạng sinh học thực vật thân gỗ.
Qua điều tra đo đếm 30 ô tiêu chuẩn tại tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ bằng phương pháp định lượng, trong khuông khổ một tiểu khu đã xác định được 21 loài với 11 họ cùng các quần xã thực vật thân gỗ với các mức độ tương đồng khác nhau. Bằng các chỉ số đánh giá các chỉ tiêu đa dạng sinh học thực vật như độ phong phú, tần suất xuất hiện, chỉ số giá trị quan trọng, xếp hạng loài quan trọng, dạng phân bố trong tự nhiên đã xác định được thực trạng của rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời xác định được loài, họ, quần xã cần được quan tâm bảo tồn. Cụ thể là họ Ô rô, Đước và Mấm có số lượng cá thể nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu. Trong đó hầu hết các loài thực vật tại đây phân bố theo đám, cá biệt có ba loài phân bố ngẫu nhiên đó là Đưng bọp, Đước đôi, Vẹt trụ. Qua điều tra đo đếm tiểu khu 1, xác định loài Đước đôi thuộc sách đỏ Việt Nam cần được quan tâm bảo tồn. Đồng thời qua biểu đồ Bray – Curtis về loài ở các mức tương đồng 20% và 40% hoặc cao hơn nữa cho thấy có 03 loài có quan hệ rất xa với các loài còn lại, do vậy cũng cần quan tâm bảo tồn, đó là Vẹt tách, Đưng bọp, Mấm biển. Từ kết quả ban đầu của việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật thân gỗ bằng phương pháp định lượng tại tiểu khu 1, sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu các tiểu khu còn lại thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ