Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho việc sử dụng nước máy trong sinh hoạtở xã thới hưng, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 40)

Hình sau thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Thới Hưng.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Hình 4.10: Nhu cầu nước sạch trong sinh hoạt của đáp viên

Qua số liệu cho thấy tỷ lệ đáp viên có nhu cầu tham gia sử dụng nước máy khá cao chiếm 97,50% trong tổng số mẫu điều tra là 120 hộ gia đình. Số liệu này chỉ ra rằng nước sạch dùng cho sinh hoạt hiện nay rất cần thiết đối với người dân xã Thới Hưng và họ sẵn sàng tham gia sử dụng nước do các trạm cung cấp nước khi chương trình cung cấp được thực hiện vì có tới 40,80% hộ gia đình cho rằng chất lượng nước sinh hoạt hiện tại quá thấp, họ phải mất rất nhiều thời gian để khai thác và xử lý nước trước khi sử dụng. Mặt khác, qua quá trình điều tra có rất nhiều hộ gia đình bức xúc và không hài lòng về nguồn nước hiện tại mà họ đang sử dụng, do phần lớn người dân nơi đây chăn nuôi, trồng trọt và làm ruộng là chủ yếu, nên lượng rác thải chăn nuôi, thuốc hoá học là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hiện tại mà người dân xã Thới Hưng phải gánh chịu.

97.50% 2.50%

CÓ NHU CẦU KHÔNG CÓ NHU CẦU

41

4.5 THÁI ĐỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT HIỆN TẠI

4.5.1 Mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của các hộ gia đình ở xã Thới Hưng đình ở xã Thới Hưng

Qua quá trình phỏng vấn, các đáp viên được hỏi rằng họ có yên tâm với chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của hộ gia đình mà họ sử dụng trên địa bàn họ sinh sống.Hình sau đây tổng hợp ý kiến về mức độ hài lòng của đáp viên đối với chất lượng nước đang sử dụng.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Hình 4.11: Mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của các hộ gia đình

Qua nghiên cứu cho thấy có 30,8% số đáp viên không yên tâm với chất lượng nước sinh hoạt hiện tại của gia đình, 10% là rất không yên tâm. Tỷ lệ người chấp nhận với nước sinh hoạt đang sử dụng cũng rất cao chiếm 58,4% do họ có áp dụng các phương pháp xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng rất ít người trả lời là rất yên tâm (chỉ chiếm 0,8%). Kết quả này cho thấy chất lượng nước sinh hoạt của người dân xã Thới Hưng khá thấp.Điều này phù hợp với những bức xúc của người dân về vấn đề ô nhiễm nước hiện nay. Từ những nguyên nhân khác nhau của mỗi hộ gia đình như vị trí trong đồng ruộng (chất thải từ thuốc bảo vệ thực vật), ở gần chỗ chăn nuôi (chất thải từ chăn nuôi), gần các nhà máy chế biến thuỷ sản (nước thải),…mà mỗi hộ gia đình có mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt hiện tại khác nhau.

10%

30.80%

34.20% 24.20%

0.80%

RẤT KHÔNG YÊN TÂM KHÔNG YÊN TÂM

BÌNH THƯỜNG

YÊN TÂM RẤT YÊN TÂM

42

4.5.2 Thái độ của các hộ gia đình về sự ảnh hưởng của chất lượng nước sinh hoạt tới sức khoẻ gia đình

Thái độ của các hộ gia đình với sự ảnh hưởng của chất lượng nướ sinh hoạt tới sức khoẻ gia đình được thể hiện qua hình sau.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Hình 4.12: Thái độ của các hộ gia đình đối với sự ảnh hưởng của chất lượng nước sinh hoạt đến sức khoẻ

Hầu hết các đáp viên được hỏi đều cho rằng chất lượng nước sinh hoạt rất ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình chiếm 50,80% ; 40,80% cho rằng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chỉ 0,8% cho rằng hoàn toàn không ảnh hưởng. Điều này cho thấy rằng người dân có sự hiểu biết và nhận thức được sự nguy hại của việc sử dụng nước không đảm bảo rất cao và họ bắt đầu thấy được tầm quan trọng của nguồn nước đối với sức khoẻ. Bên cạnh đó là do một số thiếu sót của chính quyền địa phương không có sự tuyên truyền rõ ràng trong việc sử dụng nước không hợp vệ sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ người dân. Vì vậy, vẫn còn những hộ gia đình cho rằng chất lượng nước không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4.5.3 Sự hiểu biết của đáp viên về nước sạch trong sinh hoạt

Qua quá trình phỏng vấn sự hiểu biết của các đáp viên về nước sạch trong sinh hoạt được ghi nhận như sau.

0.80% 0% 7.50%

40.80% 50.80%

HOÀN TOÀN KHÔNG ẢNH HƯỞNG

BÌNH THƯỜNG ẢNH HƯỞNG RẤT ẢNH HƯỞNG

43

Bảng 4.3: Sự hiểu biết của đáp viên về vấn đề nước sạch trong sinh hoạt

Tần số (%)

Có nhận được thông tin về sử dụng nước sạch

trong sinh hoạt 22 18,3

Có hiểu biết về tiêu chuẩn nước sạch 48 40,0 Cho rằng sử dụng nước không hợp vệ sinh dẫn

đến mắc một số bệnh 98 81,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ đáp viên nhận được thông tin về nước sạch là rất thấp và đa số thông tin mà họ nhận được là từ tivi, sách báo, đài phát thanh, vì thế tỷ lệ đáp viên biết về tiêu chuẩn nước sạch rất ít chỉ chiếm 40%. Tuy nhiên, người dân nơi đây cũng đã ý thức được chất lượng nước sinh hoạt hiện tại cho họ là không tốt và tác hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh dễ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm chiếm 81,7% đáp viên nhận thức được điều đó. Qua đó cho thấy người dân tại xã Thới Hưng đang rất có nhu cầu được sử dụng nước sinh sạch trong sinh hoạt.

Bảng 4.4: Đánh giá hiệu quả của nguồn tuyên truyền thông tin về nước sạch trong sinh hoạt

Nguồn thông tin Tần số (%)

Tivi/sách báo/đài phát thanh 85 70,8

Bạn bè/hàng xóm 12 10,0

Tuyên truyền viên/tình nguyện viên 87 72,5 Thành viên hội phụ nữ 61 50,8 Đại diện cty cung cấp nước 7 5,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Theo như đánh giá thì đáp viên cho rằng tuyên truyền viên, tình nguyện viên là đối tượng tuyên truyền về nước sạch trong sinh hoạt có hiệu quả nhất vì họ vận động, kêu gọi trực tiếp đến từng hộ gia đình, giải thích rõ hơn những

44

vấn đề mà người dân bức xúc chiếm tỷ lệ là 72,5%. Kế đến là thành viên hội phụ nữ vì đa số phụ nữ trong từng hộ gia đình tham gia vào hội phụ nữ ở từng ấp nên đây cũng là đối tượng tuyên truyền đạt hiệu quả chiếm 50,8%. Nhưng hiện tại ở xã Thới Hưng chính quyền địa phương ít sử dụng biện pháp dùng tuyên truyền viên và hội phụ nữ để phổ biến thông tin về nước sạch cho người dân trong xã, đa số thông tin nước sạch mà người dân tìm hiểu và biết được là từ tivi, sách báo, đài phát thanh chiếm 70,8%.

45

CHƯƠNG 5

ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MÁY TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂNXÃ THỚI

HƯNG

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày.Đặc biệt nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những chỉ số quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.Hiện nay, ở xã Thới Hưng, nguồn nước người dân sử dụng sinh hoạt chủ yếu là ở ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khoan là chủ yếu. Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch với đời sống nói chung, với vùng nông thôn ở xã Thới Hưng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo dự án cấp nước sạch nông thôn, xã Thới Hưng đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động nhà máy cung cấp nước tập trung trực thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tp. Cần Thơ, với diện tích đặt máy nước là 400 m2, công suất máy khoảng 250 m3/ ngày đêm và ước tính cung cấp cho khoảng 215 hộ và nếu dự án đạt hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình người dân trên toàn địa bàn xã sẽ có nước sạch sinh hoạt.

5.1 ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC CẤP NƯỚC MÁY TẠI XÃ THỚI HƯNG MÁY TẠI XÃ THỚI HƯNG

5.1.1 Thống kê WTP cho nước sạch trong sinh hoạt của người dân xã Thới Hưng Hưng

Mức giá sẵn lòng trả cho nước sạch trong sinh hoạt của người dân xã Thới Hưng thể hiện trong bảng sau.

46 Bảng 5.1: Kết quả phỏng vấn về sự sẵn lòng trả để có nước sạch sử dụng Giá (đồng/m3) Số người trả lời bảng câu hỏi Số người trả lời “Có” % so với số người trả lời 3.000 30 29 96,7 5.000 30 23 76,7 8.000 30 12 40,0 11.000 30 6 20,0 Tổng 120 70 58,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả tiền để có nước sạch trong sinh hoạt trước khi điều chỉnh sự chắc chắn là khá cao (58,3%) (đúng với giả thuyết). Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho nước sạch trong sinh hoạt là trên 50% đối với các mức giá từ 3.000 đồng/m3 đến 5.000 đồng/m3.Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho các mức giá từ 8.000 đồng/m3 đến 11.000 đồng/m3 đều dưới 50%. Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng trả tiền để có nước sạch giảm dần khi mức giá tăng lên: 96,7% đáp viên đồng ý trả ở mức giá 3.000 đồng/m3, 76,7% ở mức giá 5.000 đồng/m3, 40% ở mức giá 8.000 đồng/m3 và thấp nhất 20% ở mức giá 11.000 đồng/m3. Vì bảng câu hỏi ở các mức giá khác nhau được phỏng vấn cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau là khác nhau. Có những người do thu nhập gia đình cao do co nhiều thành viên tạo ra thu nhập hay do chất lượng nước hiện tại quá thấp nên dù ở mức giá cao nhưng họ vẫn chấp nhận trả để có nguồn nước sạch để sử dụng, bên cạnh đó có những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn hoặc do sống ở vị trí luôn có nguồn nước thay thế nên khi đưa ra mức giá họ có phần suy nghĩ và cân nhắc khi đưa ra quyết định.

47

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Hình 5.1 Tỷ lệ đáp viên sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả cho nước sạch sinh hoạt

5.1.2 Lý do sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho việc sử dung nước máy trong sinh hoạt của người dân nước máy trong sinh hoạt của người dân

5.1.2.1 Lý do sẵn lòng chi trả của đáp viên cho việc sử dụng nước máy

Kết quả khảo sát cho thấy có 117 đáp viên tương ứng với 97,5% đáp viên sẵn lòng chi trả cho nước sạch trong sinh hoạt với những lý do sau.

Bảng 5.2: Lý do sẵn lòng trả của đáp viên cho nước sạch trong sinh hoạt

Lý do Tần số Phần trăm

(%)

Nguồn nước khai thác dùng cho sinh hoạt hiện nay bị ô

nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình 52 44,4 Lượng nước sinh hoạt hiện tại không đủ cho gia đình 5 4,3 Chất lượng nước máy tốt hơn nước mà gia đình tôi đang

sử dụng 72 61,5

Để có nước sạch trong sinh hoạt thì mức giá này là phù

hợp 50 42,7

Nhà máy cung cấp nước sẽ giúp tiết kiệm được thời gian

và chi phí xử lý nước sạch 74 63,7 Chi phí để có nước sạch hiện tại cao hơn mức chi phí này 16 13,7 Nước sạch để sinh hoạt hiện nay rất cần thiết cho gia đình 57 48,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% GIÁ 3000 GIÁ 5000 GIÁ 8000 GIÁ 11000 96.70% 76.70% 40% 20% 3.30% 23.30% 60% 80% KHÔNG SẮN LÒNG TRẢ SẴN LÒNG TRẢ

48

Qua bảng 5.2, thống kê những lý do mà đáp viên sẵn lòng trả cho nước sạch trong sinh hoạt cho thấy lý do được sự đồng tình nhiều nhất để đáp viên sẵn lòng chi trả cho nước sạch đó là: nhà máy cung cấp nước sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí xử lý nước sạch chiếm tỷ lệ 63,7% và tin tưởng rằng chất lượng nước máy tốt hơn nước mà gia đình tôi đang sử dụng chiếm 61,5% trong tổng số đáp viên sẵn lòng chi trả cho nước sạch trong sinh hoạt, ba lý do khác có tỷ lệ tương đối cao cho việc sẵn lòng chi trả cho nước sạch sinh hoạt đó là đáp viên nhận thức được nước sạch để sinh hoạt hiện nay rất cần thiết cho gia đình, nguồn nước khai thác dùng cho sinh hoạt hiện nay bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình và họ cho rằng mức giá mà họ nhận được để có nước sạch trong sinh hoạt thì là phù hợp lần lượt có tỷ lệ là 48,7%, 44,4% và 42,7%. Phần lớn các đáp viên chọn các lý do này trả lời cho câu hỏi sẵn lòng trả nằm ở hai mức giá là 3.000 đồng/m3 và 5.000 đồng/m3.

5.1.2.2 Lý do không sẵn lòng trả cho việc sử dụng nước máy

Bên cạnh những lý do sẵn lòng trả cho vấn đề nước máy sử dụng cũng có những đáp viên không sẵn lòng trả cho việc cung cấp nước sạch trong sinh hoạt với một vài lý do được tổng hợp qua sau.

Bảng 5.3: Lý do không sẵn lòng trả của đáp viên cho nước sạch trong sinh hoạt

Lý do Tần số Phần trăm

(%)

Hài lòng với chất lượng nước đang sử dụng 2 66,7 Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cho người dân

nông thôn trong việc sử dụng nước máy 2 66,7 Không chắc rằng chất lượng nước máy tốt hơn nước

mà gia đình tôi đang sử dụng 1 33,3 Chất lượng dịch vụ cung cấp nước hiện nay rất thấp

(hay cúp nước) 1 33,3

Giá mà chương trình đưa ra quá cao sẽ làm tăng khoản

chi tiêu của gia đình 2 67,7

49

Kết quả khảo sát cho thấy có 3 đáp viên không sẵn lòng chi trả tiền với các mức giá được đưa ra cho nước sạch trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ 2,5% số bảng câu hỏi nhận lại.

Ba lý do mà đáp viên chọn nhiều nhất trong số các lý do mà 2,5% đáp viên không sẵn lòng trả cho nước sạch trong sinh hoạt là: giá mà chương trình đưa ra quá cao sẽ làm tăng khoản chi tiêu của gia đình, đồng thời cũng có ý định sử dụng nhưng mong muốn được sự hỗ trợ của Nhà nước cho người dân nông thôn trong việc sử dụng nước máy và do ý thức về vấn đề nước sạch chưa cao nên họ vẫn hài lòng với nguồn nước mà họ đang sử dụng chiếm 67,7%. Vì các hộ gia đình được phỏng vấn được chọn các mức giá ngẫu nhiên trong cuộc khảo sát nên mức giá đưa ra cao thấp khác nhau, những hộ có thu nhập thấp thì nhận bảng câu hỏi ở mức giá quá cao nên mặc dù họ có nhu cầu sử dụng nước sạch nhưng do giá nước quá cao không phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

5.2 ĐÁNH GIÁ SỰ TIN CẬY CỦA BẢNG CÂU HỎI

Bảng 5.4: Mức độ chắc chắn của đáp viên đối với bảng câu hỏi

Độ tin cậy Tần số %

Chắn chắn 102 85

Không chắc chắn 18 15

Tổng quan sát 120 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013

Bảng phỏng vấn đưa ra mức giá dự kiến nhằm khảo sát mức giá phù hợp cho việc sử dụng nước máy sinh hoạt tại địa bàn xã Thới Hưng. Đáp viên đa số chắc chắn vào những mức giá mà họ chấp nhận trả, chiếm tỷ lệ 85% cho thấy mức độ tin cậy của bảng câu hỏi là rất cao. Tuy nhiên vẫn còn 15% các đáp viên không chắc chắn với mức giá mà họ đã trả, vì đây là vùng nông thôn họ có nguồn nước sông thay thế, nếu mức giá quá cao họ có thể không sử dụng nước máy, họ chấp nhận chi phí xử lý nếu mức giá áp dụng không phù hợp.

50

5.3 ĐO LƯỜNG SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ (WTP)

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho việc sử dụng nước máy trong sinh hoạtở xã thới hưng, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)