Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Một phần của tài liệu 50 MẸO NHỎ TRONG NHÀ BẾP (Trang 46 - 50)

cho những người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắng xào.

Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

46. LÁ XƢƠNG XÔNG TRỊ NHIỀU BỆNH

Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một chiếc lá xương sông vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay, rất công hiệu.

Các bài thuốc đơn giản khác từ rau xương sông:

- Nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa nước uống, bã xoa ngoài.

- Cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15-20 g, nước 500 ml, sắc còn 250 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.

- Vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.

- Trẻ sốt cao: Dùng lá xương sông, lá me đất lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.

- Đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi.

- Trẻ lên sởi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ 8-10 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu đi tiêu lỏng, phân sống thì giảm lá mẹ đất.

MINH LONG WINDOW

Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203 Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com

47. QUẢ MƢỚP

Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát cho người cao huyết áp, viêm thận , viêm gan: Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát. - Mướp tươi 500g, khổ qua (mướp đắng) 200g, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, nước dừa 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, sữa bò tươi 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm gan.

- Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, muối ăn một ít. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Rau cần tây rửa sạch, cắt khúc. Hai thứ đem ép lấy nước, lọc bỏ bã, pha thêm chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm chỉ khát.

- Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát. Lưu ý : Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên ăn. Những người liệt dương không được ăn nhiều.

MINH LONG WINDOW

Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203 Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com

48. BÀI THUỐC TỪ QUẢ BƠ

Theo Đông y quả bơ có vị ngọt bùi, tính mát, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật…

* Một số bài thuốc từ quả bơ:

- Chữa đau dạ dầy :Quả bơ 300g. Nghệ vàng 150g. Mật ong 50ml.

Cách dùng: Lấy thịt qủa bơ hấp chín, sấy khô. Nghệ vàng phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên bằng khoảng hạt ngô, phơi khô, ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên với nước sôi để nguội.

- Bài thuốc giúp cân bằng thần kinh: Quả bơ: 200g. Hoa nhài 50g. Mật ong 30g.

Cách dùng: Thịt quả bơ hấp chín, phơi khô cùng với hoa nhài rồi tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.

Ngoài ra, trong quả bơ còn có nhiều vitamin A, C,E, sắt, kali, niacin, protein, dầu là nguồn là nguồn dinh dưỡng quý cho tóc. Bạn có thể dùng lòng trắng trứng trộn với thịt quả bơ và dầu oliu để tạo thành một hợp chất sền sệt thoa quyện vào tóc. Sau khi bôi xong, bạn ngồi chờ khoảng 30 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội đầu bình thường.

49.TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA LÁ VÀ HOA PHÙ DUNG

Trong dân gian thường gọi Trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để chữa trị các loại mụn nhọt. Lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ, để hút mủ và làm cho đỡ đau. Phù dung là loài cây mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm cảnh. Cây còn có rất nhiều tên khác, như "mộc phù dung", "mộc liên", "cự sương", "sương giáng", "túy tửu phù dung", "đại diệp phù dung", "địa phù dung", "thủy phù dung", "thất tinh"... Tên khoa học là Hibiscus mutabilis

MINH LONG WINDOW

Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203 Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com

L., thuộc họ Bông (Malvaceae).

Đông y thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc.

Hoa thường hái vào khi hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết.

- Theo Đông y, lá phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt sưng nóng đau nhức, đau mắt đỏ, zona (giời leo), bị đòn ngã chấn thương...

Trên thực tế, trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để chữa trị các loại mụn nhọt. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ, để hút mủ và làm cho đỡ đau. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác.

Nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.

Các thầy lang chữa bệnh ngoài da, do muốn giữ bí mật, đặt tên thuốc là "thanh lương cao", thanh lộ tán", "thiết cô tán"... Thực ra, những loại thuốc đó đều được chế từ cây phù dung. Dùng lá, hoa hoặc vỏ rễ phù dung, có thể chữa khỏi tất cả các loại ung nhọt, như phát bối, nhũ ung (viêm tuyến vú), chín mé, xà đan (zona - "giời leo" theo cách gọi dân gian).

Một số cách sử dụng cụ thể:

- Chữa tất cả các loại ung nhọt: Lá phù dung phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) - sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung)...

- Chữa zona (giời leo): Dùng lá hoặc hoa phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.

- Chữa bỏng: Dùng hoa phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống đáy thì lọc lấy dầu, đựng vào lọ nút kín dùng dần; dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc, bôi nhẹ lên viết bỏng, ngày 2-3 lần.

- Chữa ho ra máu: Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.

- Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.

- Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: Dùng hoa phù dung khô 10-15g (20-30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

- Viêm âm đạo: Dùng lá phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

MINH LONG WINDOW

Sưu tầm – Kính tặng!

Add: 189 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203 Hotline: 04 6680 9099 – 0968 091 203

Tải 50 mẹo nhỏ trong nhà bếp tại website: www.minhlongjsc.com

- Viêm khớp: Dùng hoa hoặc lá phù dung 15g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong, đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm

50.CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY BÀNG

Cây bàng lá đỏ

Ít ai biết được rằng cây bàng có thể dùng để chữa bệnh. Hôm nay, chúng tôi xin mách cho các bạn những công dụng của cây bàng.

"Những cây thuốc và vị thuốc VN" Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ bàng sắc thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rửa các vết loét, vết thương. Ở Ấn Độ, Indônêxia và Philipin người ta cũng dùng như vậy. Liều dùng hằng ngày 12-15g, sắc với 200ml nước, thêm ít đường cho dễ uống. Lá còn được dùng sắc thuốc chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp vào nơi đau nhứcHạt dùng chữa đại tiện ra máu (sắc uống)

Theo một số tài liệu khác :Vỏ, quả đều có tác dụng làm săn da .Búp non phơi khô tán bột, rắc chữa ghẻ, trị sâu quảng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Búp tươi xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức.

Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa bệnh phong Chữa viêm hang vị dạ dày: Lấy búp và lá bàng non, rửa sạch, để khô, thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng, hạ thổ. Hàng ngày lấy một nhúm cho vào bình trà, hãm với nước sôi, uống thay trà liên tục trong 2 tháng. Có người dùng như trên chữa khỏi viêm hang vị dạ dày.

Đây là món quà MINHLONG.WINDOW sưu tầm gửi tới Quý khách hàng.

Hi vọng, đây sẽ là một món quà tinh thần hữu ích có trong tủ bếp của mỗi gia đình!!!

Một phần của tài liệu 50 MẸO NHỎ TRONG NHÀ BẾP (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)