Bài học rút ra và đề xuất giải pháp cho ngân hàng TMCP Á Châu ACB trong việc phát triển công cụ phái sinh tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTMCP á châu (Trang 32 - 36)

IV. Đánh giá và giải pháp trong việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM nói chung và ACB nói riêng

4. Bài học rút ra và đề xuất giải pháp cho ngân hàng TMCP Á Châu ACB trong việc phát triển công cụ phái sinh tiền tệ

Trong một thị trường mà các công cụ phái sinh tiền tệ còn chưa thực sự hiệu quả như ở Việt Nam, xét từ góc độ là một ngân hàng thương mại ACB cần nhìn nhận vấn đề theo hướng những yếu tố chủ quan từ phía chính ngân hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngân hàng ngày càng đa dạng hóa được các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Khách hàng của ACB là những khách hàng lớn, khách hàng truyền thông, tập đoàn dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng không các công ty XNK. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế có thể thấy công tác khách hàng trong việc giới thiệu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn mới. Những tiện ích của các nghiệp vụ này đối với nhà kinh doanh XNK, những nhà đầu tư chưa được ACB thực hiện đồng bộ .Vì vậy mà sự hiểu biết của những khách hàng này về nghiệp vụ của ngân hàng còn hạn chế. Ngoải ra, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa hoàn thiện, các nhân viên giao dịch chỉ thực hiện việc mua bán theo yêu cầu của khách hàng, chưa đảm nhiệm vai trò là người tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp nên hầu hết các doanh nghiệp XNK Việt Nam thường lựa chọn giao dịch giao ngay mà không lựa chọn giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Do đó việc ngân hàng khuyến khích và định hướng khách hàng sử dụng những giao dịch này không phải là việc dễ dàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng nghiệp vụ phái sinh. Một đặc điểm đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam là do các doanh nghiệp chưa có giám đốc tài chính như chuẩn thế giới, tức là chưa có người phụ trách chuyên môn về vấn đề tài chính trong hoạt động kinh doanh, tính toán dự đoán biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá để có những biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Do đó, doanh nghiệp nước ta vẫn theo lối mòn, khi nào cần thì mua, có nhu cầu bán thì bán. Từ đó rút ra rằng chính sách khách hàng mà ACB xây dựng và thực hiện phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ đóng vai trò khác nhau nhưng phải thống nhất chặt chẽ. Trong thời buổi cạnh tranh cao giữa các ngân hàng thương mại, giải pháp chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả được xem như là một chiến lược có tính bền vững, nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng, quyết định trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của ngân hàng. Dưới đây là một số những đề xuất để phát triển công cụ phái sinh tiền tệ cho ACB.

• Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng thương mại cung cấp công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, ACB cần đưa ra chiến lược để tiếp cận đến khách hàng, củng cố khách hàng truyền thông và thu hút thêm khách hàng mới, không những vậy ngân hàng còn phải là người xây cầu để khách hàng đến gần hơn, trước khi họ có ý định sử dụng dịch vụ.

• Cần tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để mở rộng khách hàng áp dụng. ACB cần tư vấn cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho DN, nhưng DN cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm.

• Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho ACB do thực hiện các giao dịch phái sinh.

• ACB cần nghiên cứu các sản phẩm, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của các NH trên thế giới, của chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM có thế mạnh về hoạt động này để phát huy điểm mạnh của ngân hàng ACB, nâng cao năng lực nghiệp vụ của ngân hàng trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Như vậy, nhờ có CCPS tiền tệ, các ngân hàng, doanh nghiệp có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro. Trên đà tăng trưởng trở lại của nền kinh tế và thị trường tài chính, các công cụ phái sinh đã đem lại hiệu quả to lớn cho các chủ thể tham gia trong việc hạn chế những biến động của tỷ giá. Từ đó, các chủ thể có thể chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh cũng như yên tâm hơn trước các thách thức từ sự biến động tỷ giá. Ở Việt Nam, thị trường phái sinh tuy mới là điểm khởi đầu của sự phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong

điều kiện nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngân hàng ngày càng tăng, dù có nhiều hạn chế từ chính sách và trình độ của các NHTM nhưng chắc chắn với những giải pháp phù hợp, thị trường phái sinh nói chung và vấn đề sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ được quan tâm phát triển.

Đề tài còn nhiều hạn chế do kiến thức và thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự thông cảm của cô giáo và tất cả các bạn. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, những gì trình bày ở trên sẽ đóng góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu về vấn đề sử dụng công cụ TCPS ở Việt Nam nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng.

Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng Kinh doanh ngoại hối – TS Mai Thu Hiền

- Bài giảng Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy Fulbright - http://www.acb.com.vn/

- Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (TS Nguyễn Thị Loan – ĐH Ngân hàng TPHCM)

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTMCP á châu (Trang 32 - 36)