4.1 Những mặt tích cực
Quản lý vốn lưu động là nội dung quan trọng trong công tác quản trị sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều năm qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Công ty đã khắc phục những chở ngại đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc quản lý vốn lưu động của Công ty đã đạt được những tiến bộ đáng kể như:
- Với số vốn bằng tiền tăng lên hàng năm, Công ty đã đảm bảo tốt việc thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn và luôn có vốn để đầu tư tiếp.
- Công ty đã biết cách quản lý hàng tồn kho
- Doanh lợi vốn lưu động của Công ty tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty lại giảm dần qua các năm.
- Thời gian của kỳ thu tiền bình quân giảm dần.
- Vòng quay hàng tồn kho của ba năm là thấp và ngày càng ổn định.
4.2 Những mặt hạn chế
Bất kì một doanh nghiệp nào dù đã đi vào hoạt động kinh doanh được một thời gian dài cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý doanh nghiệp nói chung, cũng như trong công tác quản lý vốn lưu động nói riêng. Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cũng vậy, do một số điều kiện khách quan mang lại kết hợp với một phần yếu tố chủ quan từ phía Công ty, công tác quản lý vốn lưu động của Công ty không tránh khỏi những tồn tại:
- Tiền mặt của Công ty tăng cả về quy mô và tỷ trọng cho thấy Công ty cần rà soát lại định mức dự trữ tiền mặt.
- Công ty chưa tận dụng triệt để chi phí cơ hội của tiền.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
Qua phân tích ở chương II thấy vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng quyết định đến tình hình tài chính công ty.
Chỉ số sử dụng tài sản lưu động lại phản ánh một kết quả không mấy khả quan về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty như : Số vòng luân chuyển , kì luân chuyển bình quân, hệ số đảm nhiệm. Từ đây giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào 3 khâu của quá trình sản xuất : dự trữ , sản xuất và lưu thông.Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp cần phải tác động vào các khâu này nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động như sau:
_ Trong khâu dự trữ :
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, dự trữ là khâu không thể thiếu của quá trình tổ chức sản xuất. Dự trữ là việc thu mua một lượng đầu vào nhất định phục vụ cho sản xuất trong một thời gian nào đó nhằm ổn định sản xuất và tránh khỏi các rủi ro trên thị trường. Hoạt động dự trữ sẽ khiến cho công ty phải tốn một lượng vốn lưu động vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty phải giảm khâu dự trữ đồng thời đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho nghĩa là giảm thời gian hàng nằm trong kho. Để đẩy mạnh vòng quay hàng tồn kho công ty phải tiến hành các bước sau:
+ Trước hết công ty phải hoàn thiện công tác định mức nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc định mức phải dựa trên tính toán hợp lý, khoa học, tránh tình trạng suy đoán chủ quan của cán bộ thu mua.
+ Việc dự trữ vật tư phải căn cứ vào tình hình thị trường , nhà cung cấp và khả năng tài chính của công ty.Mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng vật tư, nhường cho họ một số quyền lợi nhất định để có được nguồn cung cấp ổn định,
Nếu công ty thực hiện tốt các giải pháp quản lý trên làm giảm vòng quay hàng tồn kho hoặc rút giảm kì lưu kho bình quân xuống , lượng lưu kho giảm dẫn đến vốn bình quân giảm do đó đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động vì:
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
Tổng TSLĐ
_ Trong khâu sản xuất : Cần tập trung giải quyết bài toán : làm thế nào để giảm nhu cầu vốn lưu động. Dẫn đến vốn lưu động ít mà vẫn tạo ra mức doanh thu tương đương hay khả năng tạo doanh thu trên một đồng vốn lưu động tăng do đó vòng quay vốn tăng lên. Sử dụng hợp lý , tiết kiệm nguyên vật liệu là các giải pháp cơ bản để giảm chi phí , hạ giá thành sản phẩm đồng thời giảm nhu cầu vốn lưu động. Các giải pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp sử dụng nguyên vật liệu linh hoạt tiết kiệm. Do đó cần các cán bộ kĩ thuật của công ty phải có trình độ và óc sang tạo vì họ là người thiết kế và định mức nguyên vật liệu
+ Thực hiện khuyến khích và xử phạt bằng vật chất với cá nhân đối với sử dụng nguyên vật liệu và tài sản khác của công ty.
_ Trong khâu lưu thông
Công ty phải tập trung giải quyết các khoản phải thu, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Hàng năm lượng vốn bị chiếm dụng của công ty chiếm tỷ trọng lớn trng tổng vốn lưu động. Vốn ứ đọng trong lưu thông thường không sinh lợi và làm giảm vòng quay của vốn lưu động. Để khắc phục cần thực hiện các vấn đề cụ thể sau:
-+ Hiện nay, việc kinh doanh của Công ty đang đi theo chiều hướng tốt, tiền mặt của Công ty tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Vì vậy Công ty nên rút bớt một lượng tiền dư thừa để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Công ty cần tận dụng triệt để chi phí cơ hội của tiền. Bởi nếu Công ty để tiền quá nhiều tại quỹ thì sẽ vừa mất công bảo quản lại vừa mất chi phí giữ tiền. Việc gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là thanh toán L/C trong công tác xuất nhập khẩu của công ty, lại vừa có thu nhập lãi tiền gửi.
KẾT LUẬN
Cơ chế thị trường với các quy luật cạnh tranh gay gắt đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó , đòi hỏi sự nỗ lực của toàn công ty. Trước hết phải kể đến sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có phương pháp sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều gặp khó khăn trong vấn đề vốn. Vốn ít khiến các doanh nghiệp của chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đã có rất nhiều các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thế nhưng việc áp dụng phương pháp nào, lựa chọn phương án nào là do quyết định của các nhà lãnh đạo sao cho phương án đó là phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Xuất phát từ thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông” làm đề án môn học của mình. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nhận thức và thời gian nên đề án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – NXBTK 1997- PGS.TS.Đàm Văn Huệ, PGS.TS.Vũ Duy Hảo
2. Giáo trình kinh tế thương mại - Nhà XBGD - Tác giả PGS.TS Đặng Đình Đào
3. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính 2007- PGS.TS.Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hảo
4.Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ - NXB Chính Trị Quốc Gia 1999 – Phan Ngọc Kiểm
5. Tạp chí kinh tế Dự báo: Số 4, Số 5, Số 6, Số 9 PTS. Hoàng Thịnh Lâm 6. Nhà quản trị doanh nghiệp :Số 7
7. Thời báo kinh tế sài gòn :Số 8
8. Diễn đàn nghiên cứu - trao đổi tạp chí Thông tin lý luận: Số 12. TS.Đinh Thị Thuỷ 9. Nghiên cứu trao đổi – Tạp chí công nghiệp Việt Nam: Số 19. TS. Vũ Minh Trai 10. Phát triển kinh tế: Số 222. Thạc sĩ Nguyễn Trần Tuấn
11. Tạp chí Thương mại: số 2, 3. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Lê Huy Côn. 12. Tạp chí Kinh tế và phát triển: Số 2. Vũ Bá Định (Bộ kế hoạch và đầu tư) 13. Tạp chí Thông tin và tài chính
14. Kinh tế Việt Nam
15. Thương nghiệp thị trường Việt Nam 16. Tạp chí Thương mại: Số 4. Trần Hà 17. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
18. Trang Web Doanhnhan360.com.vn 19. Trang Web dantri.com.vn