BHYT VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế việt nam thực trạng và đổi mới (Trang 26 - 37)

4 Mức hưởng BHYT :

BHYT VIỆT NAM.

I. Một vài nhận xét về điều lệ BHYT Việt Nam sửa dổi ban hành kèm theo nghị định58/1998/NĐ-CP.

1. Điều lệ BHYT ban hành kèm nghị định 58/CP ngày 13/08/1998 vãn bỏ qua một số lượng lớn là lao động trong các doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động.

2. NĐ58/CP vẫn chưa đưa ra một thể chế cụ thể cho BHYT Việt Nam. Theo nghị định 299/HĐBT thì " BHYT do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội, để tăng cường chất lượng trong việc KCB ". Còn theo NĐ58/CP:"BHYT quy định trong điều lệ này là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện nhăm huy động sự đong góp của người lao động, người sử dụng lao động các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí KCB theo quy định của điều lệ này cho người có thẻ BHYT khi ốm đau". Mặc dù đã có sự trình bày rõ ràng hơn song Nghị định 58/CP vẫn chưa khẳng định được là BHYT do Nhà nước tổ chức quản lý nhưng theo hình thức pháp lý nào; là doanh nghiệp Nhà nước

3. Mục tiêu ghi trong điều lệ BHYT phải chăng chưa thật chính xác? Theo điều lệ này thì mục tiêu của BHYT là nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, của người lao động, các cá nhân, tổ chức để thanh toán chi phí KCB. Nhưng thực tế BHYT là một bộ phận của hệ thống an toàn xã hội bao gồm: BHYT , BHXH và bảo hiểm thất nghệp. Mục tiêu của nó là tạo ra một thể chế thuộc mạng lưới an toàn xã hội giúp con người có khả năng đối phó với tình huống sức khoẻ xấu cần có dịch vụ chăm sóc y tế, nhất là với những người có thu nhập thấp trong xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này thì BHYT cần tiến hành huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Như vậy huy động đóng góp chỉ là phương thức để thực hiện mục tiêu nói trên của BHYT .

4. Mặc dù quyền lợi của người có thẻ BHYT được quy định rõ hơn, cụ thể hơn song điều lệ BHYT sửa đổi vẫn chưa đưa ra được một cơ chế thích hợp để giải quyết mối quan hệ tốt đẹp ba chiều: Người đóng BHYT, cơ quan BHYT và cơ sở KCB .

Việc giải quyết tôt mối quan hệ này là cần thiết bởi vì : Làm tốt việc KCB cho người có thẻ BHYT là hình thức tuyên truyền mạnh mẽ và hiệu quả nhất

II. Khuyến nghị về việc đổi mới BHYT Việt Nam .

1. BHYT bắt buộc đối với lao động trong các doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động.

Theo quy định hiện hành BHYT bắt buộc chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Tuy nhiên số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động chiếm 1 tỷ trọng lớn băng 56,8% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trong cả nước. Đây là lực lượng lao động tạo ra của cải xã hội và họ cũng chịu mọi rủi ro ốm đau, bệnh tật bất ngờ xảy ra . Mặt khác đối tượng này cũng không được hưởng chế độ BHXH. Như vậy là có sự không công bằnh đối với lực lượng lao động này.

2. Như chúng ta đã biết nông dân chiếm hơn 80% dân số cả nước, đây là lược lượng quan trọng tạo ra sản phẩm cho xã hội đa số nông dân có trình độ văn hoá và thu nhập thấp. Tuy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhưng thực tế cho thấy thu nhập của người nông dân rất thấp so với thành thị. Mặt khác số nông dân vào điều trị tại bệnh viện thường nhiều hơn so với người dân thành thị mà đa số họ lại không có điều kiện chạy chữa và chuyển viện lên tuyến trên trong trường hợp gặp phải bệnh hiểm nghèo cần có chi phí lớn, người nông dân đành bất lực.

Do đó cần có những quy định cụ thể để phát triển loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện cho đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

3. Nên chăng chuyển phần đóng BHYT thành quỹ dự phòng y tế thuộc quyền sở hữu của chính người tham gia BHYT nhưng được sự quản lý tập trung bởi Nhà nước. Người sở hữu quỹ này sẽ có quyền sử dụng quỹ của mình để mua BHYT cho người thân. Quỹ này có thể tính kế thừa hoặc người sở hữu được quyền sử dụng phần còn lại của quỹ vào cuối đời. Ngoài ra khi đóng vào quỹ này , người đóng BHYT được hưởng một lãi suất nhất định mang tính chất khuyến khích tham gia. Bên cạnh đó khi tham gia phần đóng góp của họ sẽ phải trích ra một tỷ lệ nhất định để đóng góp vào quỹ dự phòng chung của toàn hệ thống BHYT. Do được quyền sở hữu quỹ này nên người tham gia chắc chắn sẽ sẵn sàng đóng góp và đấu tranh cho quyền lợi của mình. Đồng thời, cơ chế này mở ra khả năng thúc đẩy mạnh mẽ hơn BHYT tự nguyện, đặc biệt người nghèo lĩnh vực đang rất cần được khuyến khích.

4. Tốt hơn nên tách hai chế đọ ốm đau và thai sản ra khỏi BHXH chuyển sang bảo hiểm y tế :

Như đã biết, ốm đau và thai sản là trợ cấp mang tính ngắn hạn, mặt khác hiện nay có hệ thống BHYT hoạt động tương đối ổn định. Giữa cơ sở KCB và BHYT có mối quan hệ mật thiết xét cả về chuyên môn và nghiệp vụ, nên việc theo dõi và kiểm tra KCB cho người lao động thêo chế độ BHYT thuận tiện hơn nhiều so với hệ thống BHXH. Qua đó người lao động tránh được phiền hà khi thực hiện các thủ tục nghỉ ốm đau.

Ngoài ra, do quy định đóng và mức hưởng của chính sách BHXH và BHYT hiện hành, thực tế đã nảy sinh tình trạng BHYT thiếu quỹ, trong khi BHXH dư quỹ. Vì vậy, việc đưa hai chế độ này sang sẽ giúp trong khi BHYT linh hoạt hơn trong chi trả cho các chế độ liên quan đến ốm đau.

KẾT LUẬN

Những năm qua Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, nhưng lại là một nước có tỷ lệ tăng dân số khá cao. Với một quốc gia đông dân lại mới chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội , yêu về chăm sóc sức khoẻ sẽ rất lớn và là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. BHYT xuất hiện là giải pháp hữu ích, tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động khám chữa bệnh đồng thời giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho những người có thu nhập thấp thể hiện vai trò phân phối lại thu nhập và góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong KCB .

Từ khi ra đời đến nay, trong suốt quá trình hoạt động BHYT Việt Nam đã từng bước chứng minh sự cần thiết trong đời sống xã hội , người tham gia BHYT đã yên tâm về tài chính nếu có rủi ro về ốm đau kể cả khi phải yêu cầu chi phí rất lớn. Tuy nhiên, chế độ BHYT ra đời trong giai đoạn nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì việc vận dụng một chính sách mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là rất khó khăn, việc xuất hiện những bất hợp lý trong quá trình thực thi là không thể tránh khỏi .

BHYT Việt Nam vừa hoạt động vừa tự đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Việc ban hành điều lệ BHYT ban hành theo nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 thay thế cho nghị định 299/1992/NĐ- HĐBT ngày 15/08/1992 là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của BHYT Việt Nam . Với những quy định bước đầu về BHYT tự nguyện, là một bước đệm cho hệ thống BHYT Việt Nam thực hiện xã hội BHYT , bảo đảm ngày càng nhiều người dân Việt Nam được chăm sóc sức khoẻ thông qua quỹ BHYT của cộng đồng xã hội.

Em hy vọng rằng, đề án này góp một phần nhỏ vào việc thực hiện tốt hơn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về Bảo hiểm y tế - một chính sách nhân đạo xã hội sâu sắc trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Anh Thắng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này.

Hà nội ngày 30 tháng 12 năm 2000.

SV: Nguyễn Thị Hà Giang.

Mục lục .

Trang Lời nói đầu.

Chương I: Sự cần thiết và quá trình hình thành , phát triển của BHYT Việt Nam .2

I. Sự cần thiết và tác dụng

2

II. Quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam 3

Chương II: Thực trạng hoạt động của BHYT Việt Nam 6

I. Một số nội dung cơ bản của Điều lệ BHYT ban hành kèm nghị định số 299/HĐBT ngày 15/08/1992

6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đối tượng tham gia BHYT 6

2. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT 6 3. Phí BHYT 8 4. Mức hưởng BHYT 9 5. Quỹ BHYT 9

6. Tổ chức hệ thống BHYT Việt Nam 9

II. Thực trạng hoạt động của BHYT Việt Nam 10

1. Giai đoạn từ 1993-1995

10

2. Giai đoạn từ 1996-1998

12

3. BHYT học sinh - sinh viên qua 5 năm thực hiện 17

Chương III: Sự đổi mới của BHYT Việt Nam 19

I. Sự cần thiết của việc sửa đổi điều lệ BHYT 19

II. Nguyên tắc xây dựng điều lệ BHYT 20

III. Những nội dung mới cơ bản của điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành theo 21

Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998: 1. Đối tượng tham gia BHYT

21

2. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia 22 3. Phí BHYT 23 4. Mức hưởng BHYT 24 5. Quỹ BHYT 25

6. Tổ chức quản lý hệ thống BHYT Việt Nam 25

Chương IV: Một vài nhận xét và khuyến nghị về việc đổi mới BHYT Việt Nam. 28

I. Một vài nhận xét về điều lệ BHYT Việt Nam 28

sửa dổi ban hành kèm theo nghị định58/1998/NĐ-CP.

II. Khuyến nghị về việc đổi mới BHYT Việt Nam . 29

Kết luận.

Mục lục 32

Bảng 2: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT Việt Nam từ 1996 – 1998

Năm 1996 1997 1998

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) I- Số người tham gia BHYT bắt buộc 5.559.415 100,0 5.734.560 100,0 6.009.640 100,0

1. Hành chính sự nghiệp 1.200.9100 21,6 1.259.352 22,0 1.365.566 22,7

2. Doanh nghiệp Nhà nước 1.412.697 25,4 1.504.936 26,2 1.544.230 25,7

3. Doanh nghiệp tư nhân 109.216 2,0 116.139 2,0 210.780 3,5

4. Đầu tư nước ngoài 59.485 1,1 78.529 1,4 99.738 1,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hưu trí, mất sức 1.587.739 28,6 1.593.7936 27,8 1.578.895 26,3

6. Ưu đãi xã hội 1.189.308 21,4 1.153.481 20,6 1.210.411 20,1

II- Số người tham gia BHYT tự nguyện 3.320.977 100,0 3.812.299 100,0 3.650.885 100,0

1. Học sinh, sinh viên 3.072.921 92,5 3.460.540 90,8 3.596.400 93,0

2. Nhân dân 116.886 3,5 142.958 3,7 123.842 3,4

3. Nhân đạo 131.172 3,9 208.501 5,5 130.643 3,6

III- Tổng số người tham gia BHYT 8.880.392 100,0 9.546.859 100,0 9.660.525 100,0

1. Tỷ lệ tham gia BHYT bắt buộc 62,6 60,1 62,2

2. Tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện

Bảng 3: Số thu BHYT theo đối tượng tham gia từ 1996 – 1998

Năm Đối tượng

1996 1997 1998

Số thu (tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số thu (tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số thu (tr.đồng) Tỷ lệ (%)

I- Số thu BHYT bắt buộc 451.012 100,0 526.617 100,0 598.496 100,0

1. Hành chính sự nghiệp 110.670 24,5 137.587 26,1 158.516 26,4

2. Doanh nghiệp Nhà nước 149.901 33,2 163.669 31,2 158.882 26,5

3. Doanh nghiệp tư nhân 18.155 4,0 25.181 4,8 78.180 13,1

4. Đầu tư nước ngoài 6.060 1,3 10.279 2,0 12.472 2,1

5. Hưu trí, mất sức 117.255 26,0 138.704 26,3 138.807 23,5

6. Ưu đãi xã hội 48.971 10,9 51.197 9,7 51.369 8,6

II- Số thu BHYT tự nguyện 48.688 100,0 58.780 100,0 62.998 100,0

1. Học sinh, sinh viên 40.623 83,4 47.936 81,6 58.933 93,5

2. Nhân dân 3.580 7,4 4.614 7,8 2.196 3,5

3. Nhân đạo 4.485 9,2 6.230 10,6 1.869 3,0

III- Tổng thu BHYT 449.700 585.397 661.494

IV- Thu BHYT bắt buộc BQ (đ/người) 81.000 92.000 100.000

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế việt nam thực trạng và đổi mới (Trang 26 - 37)